Biến chủng tái chiếm

GD&TĐ - Những kịch bản không mấy sáng sủa trong tháng 8 này được giới chuyên gia Mỹ đưa ra khi làn sóng dịch liên tục xấu đi trong tuần qua với trung bình mỗi ngày có hơn 70.000 ca nhiễm mới, tăng 60% so với trước đó.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Biến chủng Delta đang tiếp tục khuynh đảo thế giới và các chuyên gia dịch tễ dự báo virus biến thể này sẽ “tái chiếm” nước Mỹ trong tháng 8 với số ca nhiễm mới mỗi ngày có thể lên đến 300.000, bất chấp tỷ lệ dân số được tiêm vắc-xin cao hàng đầu của nước này.

Mô hình dự báo của Đại học Columbia ước tính số ca nhiễm mới trong làn sóng dịch mới của Mỹ sẽ đạt đỉnh trong 4 tuần tới, với trung bình mỗi ngày có 140.000 ca mắc mới. Trong khi đó, Đại học Wahington đưa ra con số dự báo nghiêm trọng hơn khi cho rằng đến giữa tháng 8 nước Mỹ có thể ghi nhận tới 300.000 ca nhiễm mới và 1.500 ca tử vong mỗi ngày.

Ngoài nguyên nhân biến chủng Delta thì việc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa như không bắt buộc đeo khẩu trang cũng là tác nhân khiến dịch bệnh tại Mỹ nghiêm trọng trở lại.

Ổ dịch nặng nhất tại Mỹ hiện nay là bang Florida với kỷ lục về số ca nhiễm Covid-19 đã lên tới hơn 21.000 ca và số phải nhập viện trong số này là hơn 10.000 ca chỉ trong ngày 1/8. Sau đúng một năm, hệ thống y tế tại bang dân cư đông đúc này lại rơi vào tình trạng quá tải khi có nhiều bệnh nhân phải điều trị ngoài hành lang bệnh viện.

Trong khi đó, theo thống kê của CDC Mỹ, hiện có 58% dân số trên 12 tuổi của nước này đã hoàn thành hai mũi tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19. Tỷ lệ này đang giúp Mỹ nằm trong số cao nhất trên thế giới nhưng vẫn chưa đạt tới ngưỡng miễn dịch cộng đồng. Đây chính là lý do chủ yếu khiến làn sóng dịch mới do biến chủng Delta hoành hành đang có nguy cơ “tái chiếm” nước Mỹ như hồi năm ngoái.

Theo các chuyên gia gồm bác sĩ đầu ngành về bệnh truyền nhiễm tại Mỹ là Anthony Fauci, sự chủ quan của người Mỹ sau khi tiêm vắc-xin cũng đang góp phần khiến dịch bệnh phát triển.

Thống kê cho thấy, hầu hết số ca mắc mới tại Mỹ đều là những người đã được tiêm vắc-xin. Đây là điều không bất ngờ vì các nghiên cứu cho thấy những người này vẫn mang trong cơ thể lượng virus như người chưa tiêm chủng.

Do đó, sự chủ quan của những người đã tiêm vắc-xin như không đeo khẩu trang trong không gian kín và tụ tập đông người khiến họ trở thành tác nhân làm lây lan virus cho những người khác. Chính vì vậy, tâm lý chủ quan sau khi tiêm vắc-xin đang là điều khiến CDC Mỹ lo ngại nhất và liên tục khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang trở lại như hồi năm ngoái.

Mặc dù, số ca nhiễm vẫn tăng nhưng có một tác dụng rõ ràng của tiêm vắc-xin là số ca nặng phải nhập viện và tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đã giảm mạnh so với trước khi có vắc-xin.

Vắc-xin giúp những người mắc mới phần lớn không có triệu chứng hoặc thuộc ca bệnh nhẹ. Do đó, bác sĩ Anthony Fauci khẳng định giải pháp cơ bản cho phòng chống Covid-19 vẫn là tiêm chủng vắc-xin, hoạt động đang có dấu hiệu chậm lại tại Mỹ trong thời gian qua.

Sự hoành hành của biến chủng Delta tại quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ cũng cho thấy đại dịch chưa thể sớm chấm dứt trên toàn cầu. Khi còn tồn tại bất cứ ổ dịch lớn nào thì các quốc gia tạm được coi là an toàn vẫn có thể bị đe dọa.

Đặc biệt là việc khi một ổ dịch để virus lây lan tự do trong thời gian dài thì sẽ trở thành môi trường sinh ra loại biến chủng mới còn nguy hiểm hơn Delta hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.