Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin chùm nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện điều trị

GD&TĐ - Ngày 7/5, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), ngày 4/5, đơn vị tiếp nhận điều trị nội trú 2 bệnh nhi có triệu chứng đường tiêu hóa.

Bệnh nhi học lớp 2 liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai.
Bệnh nhi học lớp 2 liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai.

Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, nhận thấy có khả năng liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã báo cáo Sở Y tế TPHCM. Cụ thể, Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi đồng 2 hiện đang điều trị 2 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm nhập.

Trường hợp 1, bé trai (sinh năm 2015, ngụ tại quận 4), chẩn đoán lúc nhập viện nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn không mất nước, viêm họng cấp, theo dõi ngộ độc thực phẩm.

Bệnh sử bé đang điều trị ngoại trú với chẩn đoán Viêm họng cấp, uống Augmentin.

Ngày 3/5, ghi nhận bé sốt cao, ói 8 lần, tiêu lỏng, không đau bụng, người nhà khai trong trường có 6 bé cũng bị sốt, ói sau ăn trưa bán trú cùng ngày với món mỳ Ý sốt cà ở trường. Bé nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 lúc 13 giờ 50 phút ngày 4/5.

Diễn tiến sau nhập viện: Bé tỉnh, không sốt, không ói thêm, tiêu lỏng 10 lần, phân vàng nước lợn cợn, không nhầy máu, CRP tăng nhẹ 49.5 mg/L, siêu âm các quai ruột nhiều dịch, tăng nhu động, soi phân đại thể không bất thường, điều trị với kháng sinh Ciprofloxacin uống, ORS bù nước.

Trường hợp 2, bé gái (sinh năm 2013, ngụ tại TP Thủ Đức) được chẩn đoán lúc nhập viện: Ói cấp, theo dõi viêm dạ dày ruột, theo dõi ngộ độc thực phẩm.

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, tình hình các bé điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc đang có tiến triển tốt, đáp ứng điều trị

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, tình hình các bé điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc đang có tiến triển tốt, đáp ứng điều trị

Trước đó, khoảng tối 3/5/2024, bé đau bụng quanh rốn, ói ra thức ăn cũ từ trưa 3 lần, không sốt, không tiêu lỏng, người nhà khai bé học bán trú, bữa trưa hôm đó bé đã ăn mỳ Ý sốt cà. Ngày 4/5, trẻ ói ra thức ăn và dịch xanh 5 lần, chưa đi tiêu và nhập bệnh viện Nhi đồng 2 lúc 17 giờ cùng ngày.

Sau khi nhập viện, bệnh nhi tỉnh, không sốt, không ói, không đau bụng thêm, không dấu mất nước, siêu âm các quai ruột nhiều dịch và hơi, xét nghiệm bệnh phẩm tìm tác nhân chưa có kết quả, điều trị với kháng sinh Ciprofloxacin uống, ORS bù nước.

Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hai trường hợp này xét nghiệm bệnh phẩm kết quả không có tác nhân gây bệnh.

Hiện tại Bệnh viện không ghi nhận thêm các ca bệnh có yếu tố dịch tễ liên quan đến các trường hợp trên.

Liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai khiến hơn 500 ca phải nhập viện điều trị trước đó, theo BS.CKII Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2, vừa qua khoa này đã tiếp nhận và tích cực điều trị cho bệnh nhi nam P.H.M (14 tuổi).

Bệnh nhi nhập viện vì sốt, tiêu chảy. Bé bệnh 3 ngày với triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy phân lỏng xanh. Kết quả xét nghiệm có tình trạng nhiễm trùng. Bé được bác sĩ chẩn đoán Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn và được tích cực điều trị kháng sinh và các thuốc hỗ trợ.

Theo BS Thủy, trẻ bị ngộ độc thực phẩm là khi ăn, uống nhầm thực phẩm bị nhiễm trùng (vi trùng, virus, nấm, ký sinh trùng…) hoặc tồn dư hóa chất. Các vi trùng gây bệnh trực tiếp hoặc sinh các loại độc tố gây hại cơ thể.

Tiệm bánh mì Cô Băng bán hơn 1.000 ổ/ngày liên quan đến vụ ngộ độc hàng loạt tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Tiệm bánh mì Cô Băng bán hơn 1.000 ổ/ngày liên quan đến vụ ngộ độc hàng loạt tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

“Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đa dạng, thường gặp nhất là các triệu chứng tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt… hoặc các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh, tim mạch… Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến 1-2 ngày", BS Thu Thủy khuyến cáo.

Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa lưu ý khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, nếu trẻ chỉ nôn ói, tiêu lỏng 1 - 2 lần, không có dấu hiệu khác, bé vẫn tiếp tục sinh hoạt, ăn uống bình thường thì phụ huynh có thể tự theo dõi, chia nhỏ bữa ăn, uống thêm nước, không tự ý dùng các chất gây nôn.

Nếu trẻ nôn ói nhiều, không ăn uống được, phân có máu, hoặc có các dấu hiệu khác như: Sốt cao khó hạ, co giật, li bì, mệt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Ứng xử nơi tôn nghiêm

GD&TĐ - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa mới khai trương đã thu hút sự chú ý của nhiều người.