Con số báo động Theo số liệu gần đây của Viện Nghiên cứu gia đình và giới, cả nước trung bình có trên 60.000 vụ ly hôn/năm, tỉ lệ 30%, tức là cứ 10 cặp vợ chồng kết hôn thì có 3 cặp ly hôn, xu hướng này tiếp tục tăng ở cả thành phố và nông thôn.
Đáng lưu ý là 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ mà vợ/chồng trong độ tuổi từ 18 - 30; trong đó 60% ly hôn sau khi kết hôn từ 1 - 5 năm, nhiều trường hợp mới cưới nhau được vài tháng...
Những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh.
Theo số liệu của ngành tòa án TPHCM, hiện có khoảng 40% các cuộc kết hôn kết thúc bằng ly hôn. Ở các nước phát triển khác cũng khoảng trên 40%, cao nhất thế giới là ở Mỹ 49%. Như vậy, tuy thua kém về thu nhập nhưng tần suất ly hôn ở các đô thị lớn cũng không kém các nước phát triển.
Trong xã hội cũ, vợ chồng kết hôn trên cơ sở “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” lại có một cuộc hôn nhân bền vững hơn bây giờ.
Giới trẻ thời nay, họ có quyền tự do quyết định hôn nhân, nhưng thực tế là họ yêu đương rất sớm và bồng bột, thiếu kiến thức về hôn nhân nên khi bước vào đời sống vợ chồng họ không đủ kỹ năng giải quyết những mâu thuẫn mà cuộc sống đặt ra. Khi quyết định ly hôn, các cặp vợ chồng trẻ đưa ra rất nhiều lý do như vợ chồng không hợp nhau, ly hôn là con đường giải thoát duy nhất đối với tương lai của mỗi người. Song thực chất ly hôn có phải là sự giải thoát?
Ly hôn có là sự… giải thoát
Theo chuyên gia tâm lí Trịnh Hòa Bình, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn trong thời hiện đại là cặp bồ, ngoại tình. Nguyên nhân thứ hai là do bạo lực gia đình và có một số những mâu thuẫn khác nữa như mẹ chồng, nàng dâu. Theo thống kê, có khoảng 70% đơn ly hôn do phụ nữ đứng tên. Sự chịu đựng trong một thời gian dài và quan niệm dễ cưới, dễ bỏ khiến tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng cao.
Đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ, việc ly hôn xanh cũng khá phổ biến. Thiếu những kĩ năng quan trọng khi bước vào cuộc sống hôn nhân, yêu sớm, cưới vội là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự gia tăng của tỉ lệ này.
Hậu quả là gánh nặng, sự tổn thương do ly hôn mang lại lớn hơn rất nhiều so với nam giới. Có người ám ảnh, cay đắng cả đời, không thể tìm lại hạnh phúc lần nữa. Ngoài những tổn thương, mất niềm tin, bị xúc phạm, khó khăn khi phải bươn chải nuôi con, phụ nữ còn phải vượt qua rất nhiều định kiến xã hội đối với một người đàn bà ly hôn.
Không ít người cho rằng, phụ nữ không ra gì thì mới bị chồng ruồng rẫy. Những người không có điều kiện nuôi con, phải nuốt nước mắt để con ở lại cho chồng nuôi, còn bị mang tiếng bỏ con, bị lên án, đánh giá về nhân cách.
Đây cũng là rào cản khiến phụ nữ sống thiếu tự tin, sống lệ thuộc, không biết yêu thương bản thân.
Để giảm bớt tình trạng “ly hôn xanh”, chuyên gia tâm lý Trịnh Hòa Bình cho rằng, việc mở các lớp học về tiền hôn nhân để trang bị cho giới trẻ những kiến thức về sức khỏe tình dục, tâm sinh lý vợ chồng, giao tiếp ứng xử trong gia đình, kỹ năng nuôi dạy con, xử lý những khác biệt về người bạn đời... là hết sức cần thiết.
Hôn nhân không phải trò chơi của con trẻ, để mọi người sẵn sàng cưới rồi vội vã chia tay. Khi quyết định tiến tới hôn nhân cần tìm hiểu kỹ, các bạn trẻ suy nghĩ về một gia đình thật sự chứ không
nên mơ mộng rằng cuộc sống hôn nhân toàn màu hồng để rồi nhanh chóng hụt hẫng, vỡ mộng.
Điều quan trọng nhất là bản thân mỗi cặp vợ chồng phải biết nghĩ về nhau, tôn trọng nhau, tôn trọng những giá trị