Tình báo Mỹ lo ngại Nga triển khai tên lửa hạt nhân không đối không

GD&TĐ - Nga đang nghiên cứu một loại tên lửa dẫn đường mới có đầu đạn hạt nhân chiến thuật để đảm bảo đánh chặn mục tiêu trên không ở tầm xa.

Tình báo Mỹ lo ngại Nga triển khai tên lửa hạt nhân không đối không

Thông tin này được công bố trong tài liệu chưa được phân loại thuộc báo cáo “Đánh giá mối đe dọa toàn cầu năm 2025” do Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thực hiện, ấn phẩm The War Zone (TWZ) đưa tin.

Tài liệu đệ trình lên Hạ viện Hoa Kỳ có nhắc đến việc đưa vào biên chế Lực lượng vũ trang Nga một loại tên lửa không đối không mới chưa được đặt tên, tích hợp sẵn đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

"Nga đang mở rộng lực lượng hạt nhân của mình, bổ sung thêm các khả năng mới, bao gồm tên lửa hạt nhân không đối không và những hệ thống tiên tiến khác. Moskva hiện có khoảng 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai và lên tới 2.000 đầu đạn chiến thuật", tài liệu cho biết.

Phần báo cáo mô tả về năng lực vũ khí hủy diệt hàng loạt của Nga cũng đề cập đến việc triển khai tên lửa hạt nhân và máy bay vận tải ở Belarus.

su-pic905-895x505-48632.jpg
Đầu đạn hạt nhân chiến thuật sẽ được tích hợp vào tên lửa không đối không R-37M?

Theo tác giả bài viết, gần như chắc chắn văn bản ám chỉ đến phiên bản đặc biệt của R-37M - một tên lửa đánh chặn tầm xa được thiết kế riêng cho MiG-31, sau đó được điều chỉnh cho máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM, Su-35S và Su-57.

Việc phát triển tên lửa R-37M cải tiến có tên mã "Izdelie 610M" đã hoàn thành vào năm 2011, nhưng do quá trình thử nghiệm và điều chỉnh kéo dài nên các mẫu sản xuất đầu tiên chỉ bắt đầu được đưa vào các đơn vị chiến đấu trong năm 2018.

Theo ước tính, một tên lửa nhiên liệu rắn nặng 510 kg có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km. Chỉ số trên đạt được khi chống lại các vật thể có kích thước lớn, cơ động thấp, trong điều kiện thuận lợi, tuy nhiên thực tế trên không làm cho vũ khí này kém đáng gờm.

Phi công người Ukraine Andriy Juice” Pilshchikov - người đã tử nạn trong một vụ tai nạn máy bay năm 2023, nói với tờ TWZ rằng R-37M, thường được phóng từ không phận Nga.

Mục đích việc làm trên để “hạn chế khả năng thực hiện nhiệm vụ. Nếu chúng tôi cơ động, sẽ không thể thực hiện một cuộc không kích hoặc hoạt động khác. Không chiến vẫn rất khó khăn và đầy rủi ro: Nếu bạn không biết tên lửa đã được phóng, bạn sẽ chết".

Việc tích hợp đầu đạn đặc biệt vào tên lửa R-37M, mặc dù chưa được xác nhận, là sự tiếp nối hợp lý của quá trình phát triển tên lửa hàng không R-33 của Liên Xô, cũng mang theo đầu đạn hạt nhân với tầm bắn lên tới 140 km.

Tiêm kích đánh chặn mang vũ khí này được thiết kế để tiêu diệt các nhóm mục tiêu trên không lớn, chẳng hạn như máy bay ném bom chiến lược.

Tên lửa mới chưa được đặt tên là ví dụ duy nhất về vũ khí hạt nhân chiến thuật, còn được gọi là vũ khí phi chiến lược, trong danh sách kho vũ khí hạt nhân của Nga, được đề cập trong báo cáo của Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Tài liệu này cũng mô tả ngắn gọn việc Nga sử dụng ngôn từ hạt nhân và các cuộc tập trận quân sự trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine. Washington lưu ý rằng Moskva "rất khó có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này trừ khi giới lãnh đạo quyết định rằng họ đang phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu".

Tên lửa R-37M dưới cánh tiêm kích Su-30SM2.
Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giảm cân dành cho ai?

GD&TĐ - Mạng xã hội đang nóng chuyện hai người tên Ngân, một ở Cần Thơ, một ở TPHCM tố nhau xung quanh sản phẩm giảm cân.

Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình) trong ngày tựu trường năm học 2024 - 2025. Ảnh: M.A

Tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM: Đẩy nhanh tiến độ

GD&TĐ - Năm học 2025 - 2026 là năm thứ ba ngành Giáo dục TPHCM áp dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ số GIS) vào công tác tuyển sinh đầu cấp, với nguyên tắc ưu tiên trường học gần nơi ở nhất.