Bài 1: Cách lập Dự án cuộc sống

GD&TĐ - Xin giới thiệu với bạn đọc Báo Giáo dục & Thời đại nội dung về Nền tảng quản lý Dự án (Project Management Platform - PMP), một quy trình độc đáo khiến cuộc sống của bạn đầy ắp ý nghĩa. Nền tảng này sẽ được giới thiệu trong loạt 6 bài báo, mà tôi viết riêng cho Giáo dục và Thời đại, mô tả cụ thể cách thực hiện và tham gia PMP.

Ngài Daniel Boychev Dobrev (thứ 2 từ trái sang).Đại diện thương mại của Bộ Kinh tế và Thương mại Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam.
Ngài Daniel Boychev Dobrev (thứ 2 từ trái sang).Đại diện thương mại của Bộ Kinh tế và Thương mại Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam.

Bằng cách hiện thực hóa Dự án, hay còn gọi là “Dự án hóa: Projectising” (đây là một từ không tồn tại trong từ điển nhưng nó giải thích chính xác một triết lý, một học thuyết, đưa ra cấu trúc cơ bản phương pháp tạo Dự án của bạn và lý do cần lập Dự án cho cuộc sống. Đây là một nền tảng (platform) có thể được nhiều người chung tay phát triển, bằng cách thêm câu chuyện của mình, làm nó trở nên phong phú, thú vị hơn với nhiều tình tiết và nội dung mỗi ngày.

PMP tạo ra tính cách của bạn. Nó làm bạn trở thành một “tế bào độc lập” trong xã hội, không dựa vào các yếu tố phụ, tin đồn hay những kinh nghiệm sai lầm. Nó đưa đến mục đích sống và xã hội hóa các ý tưởng của bạn, giúp bạn có một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Tùy thuộc vào bạn và cách triển khai các ý tưởng của bạn để đóng góp phát triển xã hội tốt đẹp hơn. Mặt khác, việc trao đổi Dự án (Project Communication: PC) sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng người khác để tạo nên Dự án của mình. Và bạn trở thành nhân tố thống trị sự sáng tạo.

Ý tưởng

Trong đầu của chúng ta mỗi ngày nảy ra rất nhiều ý tưởng về cách phát triển cuộc sống, những điều mới mẻ để thay đổi chính mình. Ý tưởng thường có đời sống ngắn ngủi. Ý tưởng đến và đi rất nhanh chóng. Vậy làm thế nào để sử dụng ý tưởng phục vụ chính bạn và cộng đồng? Bạn có cần phải bắt kịp ý tưởng hay chỉ để nó trôi qua hoặc xóa nó đi? Một số ý tưởng cứ liên tục quay trở lại. Một số thì không. Chúng ta cần tiếp cận được bản thể bên trong mình để nhận ra những ý tưởng quan trọng và biến nó thành Dự án.

Đầu tiên, chọn những ý tưởng độc lập, không nên chọn ý tưởng phụ chỉ để hỗ trợ cho một công việc nào đó. Tạo được ra nhiều ý tưởng cũng tốt. Nhưng mặt khác, bạn còn phải biết phân tích ý tưởng. Cố gắng giải thích ý tưởng vượt trội của bạn với những người thân nhất. Khi người khác hiểu được ý tưởng của bạn thì đó là một dấu hiệu tốt để ý tưởng đó có thể trở thành một Dự án khả thi.

Đừng tốn thời gian vào việc chia sẻ ý tưởng bạn đã thấy ở đâu đó (với những hình ảnh được chỉnh sửa, những bình luận, câu chuyện) trên FB và các trang mạng xã hội khác. Việc đó tiêu tốn năng lượng và thời gian của bạn mà lại không giúp bạn phát triển bản thân như một người điều hành Dự án (Project Manager: PM) thực sự.

Nếu bạn chịu bỏ chút thời gian suy nghĩ về điều này, bạn sẽ nhận ra rằng việc đăng bài, gắn thẻ, ấn nút like không phải là cách quảng bá tốt cho bản thân bạn, mà chỉ là quảng bá cho người khác. Hãy nắm bắt những ý tưởng hay và đưa chúng vào một Dự án khả thi.

Ngài Daniel Boychev Dobrev  (3).Đại diện thương mại của Bộ Kinh tế và Thương mại Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam.

Dự án

Dự án có cuộc sống riêng của chính nó, liên tục phát triển cùng với thời gian. Những người đã tạo ra Dự án hầu như đều có cuộc sống khác biệt với hầu hết chúng ta. Dự án được sinh ra, phát triển và sẽ đến lúc kết thúc như một đời sống của con người. Dự án là một ý tưởng được hiện thực hóa để đạt được kết quả như mong đợi nhờ một cách thức hay thủ tục nhằm vươn tới mục tiêu của Dự án.

Dự án/hoặc các Dự án rất khác với một nhiệm vụ. Nhiệm vụ được đặt ra bởi người khác mà không phải là bạn. Nhiệm vụ là những yêu cầu được tạo ra bởi người khác (có vị trí cao hơn bạn) và bạn phải thực hiện nó để hoàn thành Dự án của người khác. Nhiệm vụ rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, và là những việc làm được lên dây cót, mà chúng ta luôn chấp hành thực hiện.

Nếu chúng ta ở nguyên vị trí của người thừa hành nhiệm vụ, cuộc sống của ta sẽ trôi đi nhanh chóng bởi những việc hàng ngày bắt buộc phải làm, mà không phát triển hay nâng cấp được bản thân. Điều đó khiến ta giống như loài vật hoặc cây cỏ vậy.

Nghệ thuật của người quản trị Dự án là tạo nên các nhiệm vụ và giao cho các nhân viên dưới quyền mình thực thi Dự án, bởi vì sau khi thành lập Dự án, có nhiều nhiệm vụ cần thực hiện. Nhiệm vụ là hoạt động được lên dây cót, còn thực thi một Dự án ý nghĩa thì chính là tạo nên một tác phẩm.

Vậy có bao nhiêu người đàn ông biết tạo Dự án để có thể nhìn nhận thấu đáo mọi thứ trong cuộc sống của mình? Thật khó để đưa ra một câu trả lời, tuy nhiên ta có thể xem xét những trường hợp lý tưởng như St. Jobes, Bill Gates, v.v., điều này còn phụ thuộc vào khả năng phát triển và ảnh hưởng của Dự án họ quản trị.

Nhiều người thực hiện những Dự án nhỏ hơn với hiệu quả nhỏ lẻ và trong suốt cuộc đời mình, họ có thể thực hiện nhiều hơn một Dự án. Những Dự án nhỏ lẻ này chủ yếu xuất hiện trong các phương tiện truyền thông đại chúng (sách, hình ảnh, bài hát) hoặc các Dự án phụ (ứng dụng con của các Dự án lớn) cũng xuất hiện, nhưng bắt buộc chúng đều phải có đời sống riêng...

Câu hỏi đặt ra là, khi tham gia vào Dự án nào đó, thì liệu có chuyện bạn sẽ lệ thuộc vào người khác? Câu trả lời là có, nếu bạn nhận ra ý tưởng của họ cũng giống của bạn. Cũng có trường hợp người phát minh ra Dự án dừng tham gia và bạn sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất của Dự án đó.

Trước khi tham gia nền tảng Dự án này, bạn đã từng có Dự án khác và đã, đang thực hiện. Đó là kinh nghiệm tốt, nhưng không bắt buộc phải có.

Người quản trị Dự án cần có một khả năng rất quan trọng, đó là khẳng định Dự án cần thực hiện những gì. Vì trong cách hoạt động của Người quản trị Dự án, có thể anh ta sẽ tạo ra nhiều Dự án hơn. Anh ta có thể thuê ngoài những người quản trị cho những Dự án ấy và chỉ cần chia sẻ một phần lợi nhuận. Cách nhận biết những Dự án này: - Dự án đơn giản (bán hàng hóa /làm dịch vụ); - Những Dự án có kết quả tài chính tức thì: (đầu cơ), v.v...

Chúng ta không nhất thiết phải trông chờ vào một Dự án trong suốt cả đời mình! Cũng không cần dành ra quá nhiều thời gian để so sánh và phân tích tác dụng của Dự án. Đừng sợ rằng đã một dự án nào đó tương tự tồn tại! Thậm chí nếu nó có tồn tại, bạn có thể bổ sung thêm bản mẫu Dự án của riêng bạn, thu hút được nhóm xã hội mới, mục tiêu mới, ứng dụng mới, v.v...

Hiện thực hóa dự án

Để nhận ra sự thành công của Dự án, bạn phải xác định sự khác biệt về cấp độ của nó (Difference of Level: DoL). Đó là nhận ra những gì còn thiếu trong xã hội chúng ta đang sống: sản phẩm /hoặc dịch vụ; xác định địa điểm /quốc gia. Nhu cầu xã hội là gì? Theo phương hướng này, bạn phải tìm kiếm những gì còn thiếu và so sánh.

Sự khác biệt về cấp độ (DoL) đưa các ý tưởng trở thành các Dự án (P) quan trọng. Sự khác biệt cấp độ càng cao thì Dự án càng hiệu quả.

Sự khác biệt cấp độ mang đến sự độc đáo. Nhiều trường hợp các tổ chức (nhà nước/doanh nghiệp) sẽ ghen tị với những ý tưởng mới từ Dự án của bạn và họ gây trở ngại khiến bạn cảm thấy thất vọng khi tiếp cận Dự án. Nhưng bạn phải tiếp tục làm việc, bởi vì bạn là người nắm giữ, quản lý Dự án, bạn nhận ra điều đó, hãy xác định và hiểu về sự khác biệt cấp độ. Ta có thể hiểu đơn giản rằng đó là bệnh nhân của ta, và không ai có thể chữa cho nó ngoài ta!

Như tôi đã đề cập trước đây, bạn đã chọn Dự án dựa trên sự khác biệt cấp độ, và mặt khác, Dự án sẽ biến bạn trở thành người duy nhất, độc đáo. Không ai có thể thay thế bạn trong Dự án, bởi vì bạn biết cách quản lý, sử dụng nó. Tất nhiên, tất cả các loại bằng sáng chế, bảo vệ quyền hạn cho người chủ Dự án đều cần được khuyến khích áp dụng.

Có rất nhiều người chỉ dừng lại và theo dõi các quá trình, thậm chí sống nhiều năm ở một nơi, một quốc gia hoặc một công ty và họ không bao giờ dám thể hiện cấp độ khác biệt qua Dự án của chính mình. Họ chỉ đơn giản cả đời là công nhân/thư ký (nhân viên). Nhưng chúng tôi đã tự giáo dục bản thân chúng tôi phải là người sáng tạo. Thậm chí nếu chỉ được sống trong một thời gian ngắn thôi, nhưng nó sẽ giá trị và hạnh phúc hơn nhiều khi mà chúng ta có thể phát hiện nhu cầu thực sự từ bên trong ta, từ chính bản thể, và biến chúng thành động cơ thực hiện Dự án của chính cuộc đời mình.

Chỉ với cách trao đổi Dự án, thực hiện Dự án của riêng mình thì bạn mới ý thức rõ về cuộc đời mình. Hoặc bạn mãi chỉ đứng bên bờ sông, nhìn dòng nước trôi ra biển, với tư cách người quan sát mà thôi. Trong khi đó, với cách trao đổi, thực hiện Dự án đúng đắn, bạn có thể tóm được con cá dưới sông.

Dự án chất lượng tạo ra Cuộc sống chất lượng và sự hài lòng, từ đó tạo ra Xã hội tốt – Xã hội tốt lại tạo nên nhiều Dự án chất lượng. Đó là vòng xoáy phát triển lên cao mà Nền tảng quản lý Dự án (PMP) có thể sáng tạo nên.

Ngài Daniel Boychev Dobrev (sinh năm 1968) hiện là Đại diện thương mại của Bộ Kinh tế và Thương mại Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam - Trưởng phòng Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam.

Ông từng làm chuyên môn Phân tích và dự báo kinh tế, Giám đốc phát triển kinh doanh, Phát triển phân tích và tiên lượng. Quản lý dự án. Mua tài sản và quản lý tài chính. Phân tích khởi nghiệp. Tư vấn và hỗ trợ tư vấn cho các hội đồng thành phố. Chuyên gia cao cấp về các thủ tục liên quan đến Luật đấu thầu công. Phát triển các dự án cho các quỹ cấu trúc và đầu tư tại EU…

(Còn nữa)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: