Cần làm gì để thực hiện XHH giáo dục hiệu quả nhất?

GD&TĐ - Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) đã tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp GD phát triển trong khi đất nước đầu tư cho GD còn ít. Những quy định cụ thể sau sẽ giúp nhà đầu tư, cơ sở GD đào tạo nắm rõ được quy định, biết họ phải làm gì và làm như thể nào để thực hiện chính sách XHH cho GD đảm bảo hiệu quả và thiết thực nhất.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Quy trình, thực hiện chính sách ưu đãi XHH

Các tổ chức cá nhân có dự án đầu tư thành lập cơ sở GD theo đúng quy định của pháp luật, để được hưởng chính sách ưu đãi XHH quy định tại Nghị định số 69 về đất đai, thuế, tín dụng, phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện XHH trong lĩnh vực GD&ĐT, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 1470/QĐ-TTg, số 693/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1466/QĐ-TTg.

Các cơ sở GD đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg, 1470/QĐ-TTg, 693/QĐ-TTg nêu trên lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 135/2008/TT-BTC, Thông tư số 156/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 135/2008/TT-BTC, gửi Cục Thuế địa phương hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì, để thẩm định cho phép hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, ưu đãi thuế, và tín dụng… Hiện nay, Chính phủ đang yêu cầu Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 135/2008/TT-BTC để phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Quy trình thủ tục, thẩm quyền phê duyệt các bước từ chuẩn bị đầu tư, công bố dự án, lựa chọn nhà đầu tư, hợp đồng dự án, thực hiện và vận hành, khai thác dự án… được quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với chủ trương đầu tư, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia. Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định Dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách trung ương từ 30% trở lên, hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án, dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT; còn lại phân cấp cho các bộ, ngành và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Quy trình vận động, tiếp nhận tài trợ, cho biếu tặng tại cơ sở GD

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao, định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở GD xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng GD&ĐT phê duyệt đối với cơ sở GD mầm non, cơ sở GD cấp tiểu học, THCS; báo cáo sở GD&ĐT phê duyệt đối với cơ sở GD cấp THPT và các cơ sở GD khác trực thuộc sở GD&ĐT, trước khi tổ chức vận động tài trợ.

Đối với trường trung cấp sư phạm, trường CĐ sư phạm, cơ sở GD ĐH, kế hoạch vận động tài trợ phải trình Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị phê duyệt trước khi vận động tài trợ và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp. Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ.

Sở/phòng GD&ĐT có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở GD. Trường hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy trình, quy định và không công khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở GD dừng triển khai kế hoạch vận động tài trợ.

Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 6, 7, 8 Thông tư số số 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở GD thuộc hệ thống GD quốc dân.

Thu hút, huy động nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2016/NĐ-CP, quy trình thủ tục đề xuất, thẩm định, phê duyệt các dự án ODA và vốn vay ưu đãi đã được đơn giản hóa.

Theo đó, các dự án có sử dụng vốn vay nước ngoài, các dự án hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị dự án vay nước ngoài, các dự án hoặc khoản viện trợ không hoàn lại có các yếu tố an ninh, quốc phòng, tôn giáo,... thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với các khoản viện trợ, biếu tặng nhỏ lẻ, các khoản viện trợ phi dự án và các dự án còn lại, cơ quan chủ quản được quyền chủ động đề xuất, phê duyệt văn kiện, xin ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan và ra quyết định phê duyệt dự án

Liên doanh, liên kết đầu tư trong GD

Theo Luật GD 2019, Nhà nước cho phép hợp tác công tư, liên doanh, liên kết để đầu tư trong lĩnh vực GD. Theo đó các đơn vị sự nghiệp công lập được phép rà soát và thống kê những tài sản chưa khai thác hết công suất, hoặc khai thác không hiệu quả của đơn vị để lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 144/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, báo cáo cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công và cơ quan chủ quản để xem xét, quyết định.

Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt đề án sử dụng tài sản công của cơ sở sự nghiệp công lập trực thuộc để liên doanh, liên kết. Riêng đối với tài sản có giá trị lớn, từ 500 tỷ đồng trở lên phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.

Với việc liên kết nước ngoài giữa cơ sở GD mầm non tư thục, cơ sở GD phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở GD hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, trong đó chương trình GD tích hợp giữa chương trình GD của Việt Nam với chương trình GD của nước ngoài phải bảo đảm mục tiêu của chương trình GD của Việt Nam, không trùng lặp về nội dung, kiến thức và phải được sự phê duyệt của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Hồ sơ, trình tự và thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.

Thẩm quyền, thủ tục thành lập cơ sở GD

Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định tại Điều 52 Luật GD 2019.

Điều kiện, thủ tục thành lập và cho phép thành lập các cơ sở GD mầm non, cơ sở GD phổ thông, cơ sở GD thường xuyên, trường chuyên biệt, trường trung cấp sư phạm, trường CĐ sư phạm, trường ĐH được quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GD và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...