Áp lực thiếu giáo viên mầm non trong năm học mới

GD&TĐ - Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019 của hầu hết các tỉnh đều đề cập đến khó khăn, thiếu giáo viên mầm non. Thống kê sơ bộ, số giáo viên mầm non thiếu trên toàn quốc trong năm học mới là 49.000.

Cô trò Trường Mầm non Việt Triều (Hà Nội)
Cô trò Trường Mầm non Việt Triều (Hà Nội)

Áp lực đội ngũ trước năm học mới

Nhiều tỉnh số giáo viên thiếu lên tới hàng nghìn, như Kiên Giang (1.008), TP Hồ Chí Minh (1.290), Bình Dương (2.811), Đồng Nai (1.762), Gia Lai (2.572), Nghệ An (1.939), Thanh Hóa (2.877), Nam Định (1.169), Thái Bình (3.167), Hưng Yên (1.742), Hải Dương (1.823), Bắc Ninh (1.479), Vĩnh Phúc (2.300), Bắc Giang (1.019), Sơn La (3.355)... 

Tình trạng thiếu giáo viên chưa được khắc phục, tạo áp lực lớn cho giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương rất thấp. Theo báo cáo của một số tỉnh, một số giáo viên mầm non năng lực nghề nghiệp còn hạn chế, chưa biết tận dụng các điểm mạnh, khắc phục hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất sẵn có; hạn chế về kỹ năng sư phạm, xử lý tình huống trong chăm sóc, giáo dục trẻ dẫn đến gây mất an toàn cho trẻ… Thu nhập của giáo viên mầm non thấp, thời gian làm việc ở trường quá dài, áp lực công việc lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của giáo viên nên ở một số địa phương có tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc.

Trước thực trạng này, tình hình chuẩn bị đội ngũ giáo viên năm học 2018 - 2019 đã được Bộ GD&ĐT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong đó nêu rõ thực trạng thừa, thiếu giáo viên tại một số địa phương và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời.

Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã trao đổi, thống nhất để Bộ Nội vụ xây dựng Báo cáo số 5068/BNV-TCBC ngày 11/10/2018 về việc điều chỉnh biên chế sự nghiệp ngành Giáo dục. Theo đó, tính đến thời điểm 30/10/2018, toàn quốc thiếu 65.065 giáo viên mầm non và đề nghị Chính phủ, trước mắt xem xét bổ sung 26.726 biên chế giáo viên mầm non cho 17 địa phương có mức tăng dân số cơ học cao (nhiều khu công nghiệp và đô thị) và 5 tỉnh Tây Nguyên.

Đồng thời, tiến hành rà soát lại số giáo viên đang lao động hợp đồng từ năm 2015 trở về trước ở các cấp học, trên cơ sở đó thực hiện tuyển dụng ngay số giáo viên đang hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế được giao có năng lực phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.

Ưu tiên tuyển dụng

Giờ vui chơi với đồ chơi tự chế của cô trò Trường Mầm non 20-10 (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Thiên Thanh
 Giờ vui chơi với đồ chơi tự chế của cô trò Trường Mầm non 20-10 (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Thiên Thanh

Theo chức năng quản lý Nhà nước - Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm, định mức giáo viên, nhân viên, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, các chương trình bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp... theo đúng quy định của Luật Viên chức hiện hành.

Bộ GD&ĐT cũng có trách nhiệm xây dựng, ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp và cán bộ quản lý; các chương trình bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp làm căn cứ để các địa phương rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hiện có; từ đó, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp. Với trách nhiệm của mình, Bộ GD&ĐT đã có các văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát tình hình bố trí, sử dụng giáo viên mầm non, phổ thông và thực hiện tinh giản biên chế.

Việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên nói riêng, viên chức ngành Giáo dục nói chung, theo phân cấp quản lý, các địa phương thực hiện theo các quy định của Luật Viên chức. Thẩm quyền tuyển dụng, quản lý viên chức ngành Giáo dục (giáo viên, nhân viên trong và ngoài biên chế) thuộc UBND các cấp và ngành Nội vụ. Các địa phương đã thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ về cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trên địa bàn.

Với ngành Giáo dục địa phương, cần lưu ý cân đối biên chế thừa, thiếu giáo viên các cấp học, bậc học để điều động luân chuyển giáo viên ở những nơi thừa sang nơi thiếu giữa các đơn vị trong cùng cấp học; nếu vẫn còn thiếu thì tiếp tục đề xuất với UBND tỉnh bổ sung để đáp ứng yêu cầu trong năm học mới.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên và chưa đồng bộ về cơ cấu giáo viên diễn ra ở trong một cấp học và ở các cấp học khác nhau tại một số địa phương; một số địa phương còn vi phạm quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Có địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số (hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%), do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.

Để khắc phục tình trạng này, mong rằng, các địa phương sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; ưu tiên việc tuyển dụng giáo viên cho cấp mầm non; bố trí giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; tăng cường xã hội hóa để thành lập mới các trường mầm non tư thục; quy hoạch và phát triển trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư.

Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã trao đổi, thống nhất để Bộ Nội vụ xây dựng Báo cáo số 5068/BNV-TCBC ngày 11/10/2018 về việc điều chỉnh biên chế sự nghiệp ngành Giáo dục. Theo đó, tính đến thời điểm 30/10/2018, toàn quốc thiếu 65.065 giáo viên mầm non và đề nghị Chính phủ, trước mắt xem xét bổ sung 26.726 biên chế giáo viên mầm non cho 17 địa phương có mức tăng dân số cơ học cao (nhiều khu công nghiệp và đô thị) và 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Zidane có cơ tái hợp CLB Real Madrid.

HLV Zidane có bến đỗ lý tưởng

GD&TĐ - Chủ tịch Florentino Perez và HLV Zidane đang thảo luận bàn về việc tái ngộ của cả 2 tại Santiago Bernabeu vào mùa hè 2024.
Khi vùng đệm được thiết lập, việc tấn công lãnh thổ Nga nằm ngoài khả năng của M777 Ukraine.

Căng thẳng tạo vùng đệm?

GD&TĐ - Tại cuộc họp báo về kết quả cuộc bầu cử năm 2024, ông Putin tuyên bố Nga phải tạo ra một "vùng đệm" tại các vùng lãnh thổ hiện do Kiev kiểm soát.
Minh họa/INT

Thắng cử giúp tăng vị thế

GD&TĐ - Ở lần bầu cử Tổng thống Nga năm nay, cả trong lẫn ngoài nước Nga đều dự đoán và tin chắc rằng Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin sẽ lại đắc cử.