96 gia đình TPHCM nhận nuôi 162 sinh viên Lào, Campuchia

GD&TĐ - 127 sinh viên Lào, 35 sinh viên Campuchia đang học tập tại các trường đại học ở TPHCM được 96 gia đình nhận nuôi.

Các sinh viên Lào, Campuchia cùng gia đình Việt tham dự buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng
Các sinh viên Lào, Campuchia cùng gia đình Việt tham dự buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Ngày 18/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM phối hợp với đoàn thể tổ chức chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM” năm 2024.

Ông Ngô Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM cho biết, chương trình nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu giữa nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Ông Ngô Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TPHCM phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng
Ông Ngô Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TPHCM phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Thông qua chương trình, các tầng lớp nhân dân TPHCM và du học sinh Lào, Campuchia đang học tập tại thành phố hiểu hơn về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử, truyền thống và mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào - Campuchia.

Chương trình cũng là dịp để du học sinh tham gia trải nghiệm đời sống sinh hoạt hằng ngày của các gia đình Việt Nam, qua đó gắn kết tình cảm, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho các em, các cháu khi học tập xa nhà.

"Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, các tổ chức thành viên và hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Thủ Đức, quận, huyện sẽ tổ chức nhiều hoạt động đồng hành trong năm 2024 như ngày hội Gia đình Việt Nam - Lào - Campuchia, hành trình về nguồn, hành trình đến với các địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố, hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa, tham quan, trải nghiệm...", ông Sơn cho biết.

Bà Trương Thúy Uyên (ngụ quận 4), đại diện các gia đình Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Bà Trương Thúy Uyên (ngụ quận 4), đại diện các gia đình Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Năm thứ 3 tham gia chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM", bà Trương Thúy Uyên (ngụ quận 4) năm nay nhận đỡ đầu 2 sinh viên Campuchia.

Bà Uyên chia sẻ, nhiều sinh viên mới sang Việt Nam lần đầu còn lạ lẫm, nói tiếng Việt chưa rành, tiếp xúc nơi xứ lạ quê người nên còn nhiều bỡ ngỡ.

Ban đầu, nhiều em không dám liên lạc với cha mẹ đỡ đầu, thậm chí còn ngại, không nghe điện thoại, gia đình phải tìm đến trường học để tạo sự thân thiện với các em.

Từ nếp sống, cách ăn ở, du học sinh chưa quen với phong tục tập quán của Việt Nam.

Sinh viên Lào, Campuchia tại buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Sinh viên Lào, Campuchia tại buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM" năm nay có 162 sinh viên tham gia. Ảnh: Mạnh Tùng
Chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM" năm nay có 162 sinh viên tham gia. Ảnh: Mạnh Tùng
Đại diện một gia đình người Việt Nam chụp hình lưu niệm cùng sinh viên do mình nhận đỡ đầu. Ảnh: Mạnh Tùng
Đại diện một gia đình người Việt Nam chụp hình lưu niệm cùng sinh viên do mình nhận đỡ đầu. Ảnh: Mạnh Tùng

"Khi đưa con về nhà, các cha mẹ đã trao đổi, trò chuyện, tâm tình hướng dẫn các con trong cuộc sống với văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Dạy con của mình đã khó, huống hồ chi các con lại là người nước ngoài, mà không phải cha mẹ nào cũng được chọn con cho mình mà theo sự phân bổ ngẫu nhiên của ban tổ chức.

Tính nết của mỗi con đều khác nhau cho nên việc dạy dỗ, tạo sự thân thiện với các con là cả một nghệ thuật mà chúng tôi phải cố gắng thật nhiều, phải có tấm lòng yêu thương thật sự như các con của mình. Thông qua nhiều hoạt động mà các con có sự gắn kết, có nhiều kỷ niệm với cha mẹ đỡ đầu", bà Uyên chia sẻ.

Các sinh viên Lào, Campuchia cùng gia đình Việt tham dự buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Các sinh viên Lào, Campuchia cùng gia đình Việt tham dự buổi lễ. Ảnh: Mạnh Tùng

Phaophanit Monthila, sinh viên Trường Đại học Văn Lang chia sẻ, em biết thông tin chương trình thông qua báo chí, qua những bài đăng trên mạng xã hội do các bạn sinh viên Lào, Campuchia đăng tải.

"Chương trình là cơ hội cho sinh viên Lào, Campuchia có cơ hội được tìm hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa của người Việt Nam, đồng thời giới thiệu bản sắc văn hóa đất nước mình đến với người dân TPHCM", Phaophanit Monthila nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.