2 mô hình hay giúp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử

GD&TĐ - Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong trường THPT? Trả lời câu hỏi này, Trường THPT Phú Điền (Đồng Tháp) đã vận dụng thành công 2 mô hình “Bức tường lịch sử” và “Hoạt động trải nghiệm”; nhiều năm liền chất lượng bộ môn Sử của trường luôn nằm trong tốp 3 của tỉnh Đồng Tháp và chất lượng học sinh giỏi văn hóa luôn đạt giải cao.

Cô và trò Trường THPT Phú Điền bên “ Bức tường lịch sử”.
Cô và trò Trường THPT Phú Điền bên “ Bức tường lịch sử”.

Mô hình “Bức tường lịch sử”

Với mô hình “Bức tường lịch sử”, sau khi được sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử họp bàn thống nhất nội dung như sau:

Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Tháp, về huyện Tháp Mười, khu di tích Gò Tháp, khu lấn chiếm Kinh Ba – Mĩ Điền;

Cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử đã làm nên những chiến công ở quê hương Tháp Mười, như Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều, Dương Văn Hòa, Nguyễn Văn Tre, Nguyễn Minh Trí;

Thế thứ các triều đại Việt Nam, với các triều đại tiêu biểu như triều đại nhà Ngô, triều đại nhà Đinh – Tiền Lê, triều đại nhà Lý, triều đại nhà Trần, triều đại nhà Hồ, triều đại nhà Lê sơ, vương triều Tây Sơn, triều đại nhà Nguyễn.

Về hình thức tổ chức thực hiện, gồm 4 bước.

Bước 1: Tìm tài liệu về thế thức các triều đại Việt Nam và các nhân vật lịch sử địa phương qua các nguồn như internet, sách “Thế thứ các triều đại”, sách “Đồng Tháp nhân vật chí”, sách “Đồng Tháp xưa và nay”.

Bước 2: Chọn lọc những triều đại tiêu biểu thời phong kiến và những nhân vật lịch sử địa phương tiêu biểu.

Bước 3: Thiết kế những nội dung đã chọn lọc cho phù hợp về hình thức trang trí và nội dung trình bày để thu hút được người đọc.

Bước 4: Lựa chọn nơi phù hợp để đặt “Bức tường lịch sử” (địa điểm chọn là vị trí cầu thang lên xuống các dãy phòng học vì nơi này học sinh dễ dàng trong việc quan sát thông tin).

Học sinh Trường THPT Phú Điền hứng thú với "Bức tường lịch sử"
Học sinh Trường THPT Phú Điền hứng thú với "Bức tường lịch sử" 

Giáo dục Lịch sử qua hoạt động trải nghiệm

Mô hình “Giáo dục Lịch sử qua hoạt động trải nghiệm”, thực hiện gồm 5 bước.

Bước 1: Tìm tài liệu về các di tích lịch sử gắn liền với kiến thức chương trình lịch sử cấp THPT cũng như các nhân vật lịch sử địa phương, các nhân vật lịch sử dân tộc qua các nguồn tư liệu lịch sử, qua internet.

Bước 2: Chọn lọc những sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với những di tích tiêu biểu như Dinh Thống Nhất, lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, địa đạo Củ Chi, khu di tích Gò Tháp, khu lưu niệm Cao Văn Lầu,… để tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Bước 3: Thiết kế những chương trình hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung kiến thức lịch sử THPT và thu hút được nhiều học sinh tham gia như tổ chức hoạt động về nguồn; tìm hiểu “Bức tường lịch sử”; thi hái hoa dâng chủ; tổ chức ngoại khóa;...

Bước 4: Phối hợp tốt với Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Bước 5: Sau các buổi hoạt động trải nghiệm các học sinh tham gia đều làm bài thu hoạch để kiểm tra lại kiến thức cũng như hiệu quả của các buổi hoạt động trải nghiệm.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.