Xử nghiêm vụ phá rừng ở Thanh Hóa

GD&TĐ - Liên quan vụ phá rừng ở huyện Lang Chánh, lãnh đạo Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Thanh Hóa chỉ đạo xử lý nghiêm, không nể nang, bao che.

Gốc gỗ rừng ở xã Yên Thắng được lực lượng Kiểm lâm đánh dấu ngày 5/1.
Gốc gỗ rừng ở xã Yên Thắng được lực lượng Kiểm lâm đánh dấu ngày 5/1.

Tối 6/1, ông Cao Văn Cường – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa khẳng định, đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh, điều tra vụ phá rừng ở huyện Lang Chánh để xử lý nghiêm, kiên quyết không dung túng hay bao che.

Theo ông Cường, sau khi Báo GD&TĐ đăng tải bài viết: “Hàng trăm cây rừng tự nhiên ở Thanh Hóa bị đốn hạ”, ngay lập tức lãnh đạo Sở NN&PTNT đã chỉ đạo ông Lê Đức Thuận - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa lên huyện Lang Chánh, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan để xác minh, xử lý vụ việc.

Một cây gỗ vừa mới bị chặt hạ.

Một cây gỗ vừa mới bị chặt hạ.

“Lãnh đạo Sở chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, làm rõ vụ phá rừng này. Trên tinh thần khẩn trương, nghiêm túc. Nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó. Quan điểm của lãnh đạo Sở là kiên quyết xử lý nghiêm khắc, không bao che hay dung túng”, ông Cường cho hay.

Ông Cường cho biết thêm, lãnh đạo Sở đã đề nghị UBND huyện Lang Chánh báo cáo nhanh vụ phá rừng, đồng thời thành lập đoàn kiểm tra, gồm: Công an huyện, Viện Kiểm sát... do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn, để làm rõ các vấn đề, như: Xác định loại rừng, chủ rừng, hộ gia đình hay công ty cao su... Sau đó, sẽ tiến hành đo đếm, tính toán thiệt hại và có báo cáo về Sở NN&PTNT Thanh Hóa trước ngày 10/1.

Gốc cây gỗ rừng đang chảy mủ.

Gốc cây gỗ rừng đang chảy mủ.

“Lãnh đạo Sở cũng yêu cầu phải làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ phá rừng, như sau: Trước hết là làm rõ trách nhiệm của chủ rừng; có liên quan đến hộ gia đình hay không? Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương tại nơi có rừng bị chặt phá. Làm rõ trách nhiệm của chính quyền huyện Lang Chánh trong công tác chỉ đạo. Trách nhiệm của Kiểm lâm viên địa bàn, Trạm Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm. Bên cạnh đó, cũng phải làm rõ vai trò của Đội Kiểm lâm cơ động số 2 ở đâu, đồng thời làm rõ vai trò chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm như thế nào”, ông Cường nói.

Những khúc gỗ được cho là tận dụng tập kết sau một nhà dân ở thôn Yên Thành, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa). Ảnh chụp ngày 5/1.

Những khúc gỗ được cho là tận dụng tập kết sau một nhà dân ở thôn Yên Thành, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa). Ảnh chụp ngày 5/1.

Cũng theo người đứng đầu Sở NN&PTNT Thanh Hóa, trên tinh thần chỉ đạo giải quyết, xử lý vụ phá rừng ở Lang Chánh, là: “Nếu đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, thì nhất định phải khởi tố, không nể nang, không né tránh. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm đến đâu, sẽ kiên quyết xử lý đến đó”, Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa khẳng định.

Trước đó, như Báo GD&TĐ đưa đưa tin, những ngày qua, người dân phát hiện tại nhiều khu rừng tự nhiên ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh xảy ra tình trạng chặt phá rừng rất nghiêm trọng.

Phần lớn gỗ đã được đưa ra khỏi rừng, chỉ còn trơ lại gốc.
Phần lớn gỗ đã được đưa ra khỏi rừng, chỉ còn trơ lại gốc.

Ông Nguyễn Ngọc Thảo - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh xác nhận, tính đến chiều 5/1, đã thống kê được vị trí xảy ra các vụ phá rừng tại khu vực sau: lô 29, khoảnh 5, tiểu khu 409; lô 22, khoảnh 5; lô 73, khoảnh 1; lô 54, khoảnh 1; tiểu khu 396, đều là rừng tự nhiên tái sinh, thuộc địa bàn thôn Yên Thành và thôn Tráng, xã Yên Thắng.

Tổng số có 198 cây gỗ thuộc nhóm 6 đến nhóm 8, đường kính từ 20cm đến hơn 40cm đã bị kẻ xấu chặt hạ và phần lớn gỗ đã được đưa ra khỏi rừng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.