Xin các cô giáo đừng liều mình!

Cá nhân tôi không đồng tình với cách vượt sông suối kiểu đó, vì rất nguy hiểm. Việc nghỉ học có thể được dạy bù ngay trong ngày hoặc một vài ngày sau khi hết lũ. - Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên bày tỏ. 

Hình ảnh trong clip
Hình ảnh trong clip

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Quý – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cho biết: “Đặc điểm địa bàn của tỉnh Điện Biên là miền núi, địa hình đi lại khó khăn, và bị chia cắt rất nhiều sông suối. 

Ngoài ra, dân cư sống rất phân tán, thưa thớt. Vì vậy học sinh, thầy cô giáo đi từ nhà đến trường vượt qua sông qua suối là chuyện rất bình thường…”.

Ông Quý  nêu quan điểm: “Tôi xem đoạn clip trên mạng, đây chỉ là trường hợp hy hữu thôi, chứ không phổ biến trên địa bàn tỉnh, nhưng đúng là có thực. Cá nhân tôi không đồng tình với cách vượt sông suối kiểu đó, vì rất nguy hiểm.

Chẳng may túi ni lông bục ra thì cô giáo, học sinh không biết bơi sẽ bị dòng nước cuốn đi… nguy hiểm đến tính mạng. Chưa kể người bơi qua, nếu đuối sức thì cũng bị nước cuốn đi…”

“Tôi cho rằng đó chỉ là bột phát của người dân, chứ không phải thường xuyên. Vì điểm trường này có 1 lớp mầm non và 3 lớp tiểu học. 

Do ở bản hơi xa so với trung tâm (khoảng 17 km), ngày thường, mùa khô thì có thể lội qua sang bên kia bờ, và có trận mưa là nước sông suối dâng cao. Vì công việc, vì học hành đi lại người dân phải vượt suối bằng cách hy hữu đó…” – Ông Quý giải thích.

Theo ông Quý, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Nhà nước đầu tư xây dựng rất nhiều cầu treo, nhưng do ngân sách có hạn nên chưa thể làm được nhiều cầu treo qua suối cho người dân đi lại.

"Sở sẽ triệu tập cuộc họp trước mắt khuyến cáo không nên cho người vào túi như vậy, đặc biệt là các em học sinh nhỏ. Ngoài ra, để giải quyết tình trạng này, Sở kiến nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cầu treo tại khu vực này và các khu vực đông dân cư để phục vụ đi lại sinh hoạt của người dân, đặc biệt là đi lại đến trường của học sinh…

Việc xây dựng cầu tạm, theo ông Quý thì không ổn, vì đến mùa lũ sẽ bị cuốn trôi hết. Chưa kể việc người đi lại trên cầu cũng sẽ rất nguy hiểm. 

Đặc điểm ở tỉnh Điện Biên cứ mưa xuống là có lũ lớn, tạnh mưa thì hết lũ, vì vậy, Sở cũng khuyến cáo người dân và các em học sinh nếu có lũ lớn, nước chảy xiết phải nghỉ học, không nên liều mình vượt sông, suối…

Và việc nghỉ học sẽ được dạy bù ngay trong ngày hoặc một vài ngày sau khi hết lũ. Tôi thấy các thầy cô giáo tâm huyết với nghề, vì học sinh chịu khó vất vả, nhưng vượt sông bằng cách này tôi thấy quá nguy hiểm…

Việc vượt sông suối này trên địa bàn diễn ra nhiều năm nay rồi, nhưng hành vi cho người vào túi tôi thấy là chuyện hy hữu” – Ông Quý khuyến cáo.

Theo ông Quý, thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có tới hàng trăm điểm người dân đi bộ vượt sông, suối chưa có cầu qua. Đây là tình trạng khó khăn chung không chỉ của tỉnh Điện Biên mà còn các địa phương trong cả nước.

Nhiều nơi như vậy, Sở GD&ĐT đã kiến nghị lên UBND tỉnh, Trung ương, tuy nhiên, tỉnh Điện Biên còn gặp nhiều khó khăn. Nơi nào thực sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu đi lại đông đảo của người dân, học sinh, thầy cô giáo… các cấp ban, ngành nên nghiên cứu đầu tư xây dựng trước.

Theo Infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.