Xem tên lửa chống tăng 9K111 Fagot phá hủy xe bọc thép do Mỹ sản xuất

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/6/2024 công bố một video ghi lại cảnh tấn công phá hủy một xe bọc thép chở quân do Mỹ sản xuất được quân đội Ukraine sử dụng.

Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển 9K111 Fagot
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển 9K111 Fagot

Đoạn phim được cho là quay gần thị trấn Svatovo ở Donbass.

Trong đoạn video có thể thấy khoảnh khắc một tên lửa chống tăng 9K111 Fagot được quân đội Nga phóng đi, sau đó là xác nhận rõ ràng bằng máy bay không người lái về vụ bắn trúng một xe bọc thép chở quân M113 do Mỹ sản xuất.

Chiếc xe do quân đội Ukraine vận hành đã bị hư hỏng nặng.

Tên lửa chống tăng 9K111 Fagot là một trong những loại vũ khí cũ và đơn giản hơn trong kho vũ khí của Nga, và đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1970.

Trong quá trình bắn, xạ thủ phải liên tục theo dõi, duy trì mục tiêu nằm trên chữ thập kính ngắm cho đến khi đạn chạm tới mục tiêu.

Về kích thước, tên lửa có chiều dài 1020 mm, đường kính đạn 120 mm, nặng 11,5 kg.

Tên lửa Fagot tiêu chuẩn có tầm bắn 2.000 mét và di chuyển khoảng 200 mét mỗi giây.

Tên lửa được lưu giữ trong ống vận chuyển / phóng đóng kín. Tên lửa được bắn từ bệ phóng 9P135 có thiết kế đế 3 chân đơn giản. Hộp dẫn hướng tên lửa 9S451 được lắp vào giá ba chân, và ống phóng tên lửa lắp đặt phía trên. Kính ngắm 9Sh119 lắp bên trái theo tầm nhìn xạ thủ.

Tên lửa Fagot được điều khiển bằng dây dẫn và chỉ huy bám bắt mục tiêu bán tự động (SACLOS) và có khả năng xuyên 400mm thép đồng nhất (RHA).

Một đội chống tăng thường thay đổi vị trí sau mỗi lần phóng.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thông báo mời nộp báo giá

Thông báo mời nộp báo giá

GD&TĐ - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin về việc mời nộp báo giá khám sức khỏe định kỳ năm 2024.

Uống trà đều đặn được xem là góp phần kéo dài tuổi thọ.

Uống trà làm chậm quá trình lão hóa

GD&TĐ - Tạp chí The Lancet Regional Health, nghiên cứu cho biết, thường xuyên uống trà có thể góp phần tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Công nghệ biến CO2 thành protein có thể giải quyết các thách thức toàn cầu quan trọng như bảo tồn môi trường, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng.

Biến CO2 thành protein

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Đức đang nghiên cứu để biến CO2 thành protein và vitamin, hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo.