Xe tăng T-90 Ấn Độ mạnh hơn bản gốc

GD&TĐ - Quá trình hiện đại hóa xe tăng T-90 của Ấn Độ đã thu hút sự quan tâm từ báo chí quốc tế.

Xe tăng T-90 Ấn Độ mạnh hơn bản gốc

Ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất mẫu xe tăng T-90 hiện đại hóa của riêng mình, công ty nhà nước Armored Vehicles Nigam Limited (AVNL) đã giao lô 10 chiếc đầu tiên cho Quân đội Ấn Độ với tên gọi T-90 Mk-III.

Các quan chức chính phủ Ấn Độ cho rằng những cỗ máy này được sản xuất theo giấy phép của Liên bang Nga, nhưng không giống như "nguyên bản", T-90 Mk-III có sự khác biệt ở bộ trang thiết bị.

Như cổng thông tin Janes Defense giải thích thêm, T-90 Mk-III của Ấn Độ được trang bị hệ thống theo dõi mục tiêu mới, máy tính đạn đạo kỹ thuật số và hệ thống ngắm bắn nâng cấp.

Các chi tiết thú vị được nêu liên quan đến kính ngắm của trưởng xe T-90 Mk-III, do DRDO và Bharat Electronics Limited (BEL) hợp tác sản xuất, khí tài này dường như có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 8 km cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên máy đo xa laser đi kèm có phạm vi được công bố chỉ 5 km.

Xe tăng T-90 Mk-III sẽ vượt trội T-90 do Nga sản xuất về khí tài ngắm bắn.

Xe tăng T-90 Mk-III sẽ vượt trội T-90 do Nga sản xuất về khí tài ngắm bắn.

Ngoài ra các chỉ số về tốc độ sản xuất những chiếc T-90 Mk-III được ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ thông báo cũng có vẻ cụ thể.

Để hiểu rõ hơn, Ấn Độ và Nga đã ký hợp đồng sản xuất 464 chiến xa loại này vào tháng 11 năm 2019, và tính từ thời điểm thực hiện thỏa thuận đến khi giao lô đầu tiên cho Quân đội Ấn Độ phải mất 3 năm 9 tháng.

Bên cạnh đó có thông tin cho rằng 454 xe tăng sẽ được các nhà máy tại Ấn Độ giao trong vòng 5 năm, như vậy tốc độ sản xuất trung bình là 91 chiếc mỗi năm, hoặc tối đa 10 phương tiện mỗi tháng.

Trong câu chuyện này, có thể chú ý đến hai điểm quan trọng về mặt khái niệm. Đầu tiên là tốc độ triển khai sản xuất T-90 "từ đầu" thực sự khá "vừa phải", ngay cả khi Ấn Độ thể hiện nỗ lực lớn.

Thứ hai đó là Ấn Độ đã từ chối các thiết bị điện tử "tương tự" trên T-90 do Nga đề xuất và thay vào đó, họ sử dụng khí tài của riêng mình khi nhận xét có tính năng cao hơn nhiều.

Ấn Độ nỗ lực phát triển xe tăng hạng nhẹ Zorawar.

Theo Janes Defense

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân Stockholm phân loại rác theo các đường ống xử lý rác thải.

Cuộc đua đô thị 'không rác thải'

GD&TĐ - Từ Stockholm, Singapore đến Seoul, những đô thị phát triển hàng đầu thế giới đang hướng đến mục tiêu 'không rác thải' (zero waste).

Minh họa/INT

Bài học từ… lũ trẻ hư

GD&TĐ - Thật ngạc nhiên khi lời nói đầu của cuốn truyện 'Lũ trẻ hư nhất quả đất' có dòng khuyến cáo in hoa 'ĐỪNG ĐỌC'...

Phát huy vai trò điện ảnh sau sáp nhập

Phát huy vai trò điện ảnh sau sáp nhập

GD&TĐ - Ngày 14/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa có văn gửi các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phát huy vai trò của các đơn vị Điện ảnh sau sáp nhập.