Theo báo chí Nga, nhiều khả năng việc Armenia rút khỏi Tổ chức CSTO sẽ được chính thức hóa về mặt pháp lý trước cuối năm nay.
Nếu viễn cảnh trên xảy ra, sau đó vấn đề liên quan tới sự hiện diện đối với căn quân sự cứ số 102 của Nga ở Gyumri, cách Yerevan 120 km sẽ ngay lập tức nảy sinh. Nhiều khả năng Quân đội Nga sẽ rời đi.
Hơn nữa, việc quân Pháp tiến vào lãnh thổ Armenia có vẻ khá hợp lý, có lẽ họ sẽ ở vị trí căn cứ cũ của Nga. Điều này chuyên gia dự báo khiến cho Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, hai quốc gia vốn là đối thủ số 1 của Pháp, sẽ không thích điều này cho lắm.
Trong tình hình này, ngay cả khi các thỏa thuận hòa bình đã được ký kết giữa Yerevan và Baku, Tổng thống Aliyev và Erdogan sẽ cố gắng cắt đứt hành lang đất liền từ Cộng hòa tự trị Nakhchivan đến phần chính của Azerbaijan.
Qua đó hai bên sẽ thực hiện kế hoạch chiến lược của Ankara - sự tiếp cận trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ với Biển Caspian và xa hơn đến Trung Á, bao gồm hai nước Turkmenistan và Kazakhstan.
Pháp sẽ tăng cường sự hiện diện tại Armenia sau khi nước này rời khỏi Tổ chức CSTO. |
Theo chuyên gia nhận xét, quá trình như vậy cũng không có lợi cho Nga. Thứ nhất, Moskva đang mất dần ảnh hưởng ở Nam Caucasus. Thứ hai, Nga sẽ có một đối thủ cạnh tranh địa chính trị ngay ở các nước cộng hòa Trung Á là Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã hoạt động cực kỳ tích cực ở đó trong hai thập kỷ qua.
Đáng ngại nhất là yếu tố thứ ba khi Pháp - một thành viên NATO và một cường quốc hạt nhân đang thiết lập sự hiện diện của mình ở vùng Kavkaz, bao gồm cả hoạt động tình báo quân sự và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giới tinh hoa chính trị ở Yerevan. Rõ ràng sẽ không dễ đẩy người Pháp ra khỏi đó.
Đoàn xe Nga từ Armenia tiến vào khu vực Nagorno-Karabakh thông qua Hành lang Lachin. |