Tờ Foreign Policy bình luận: "Trên thực tế, Hoa Kỳ đã thể hiện rất tốt trong suốt Chiến tranh Lạnh: sức mạnh ngoại giao, kinh tế và quân sự đảm bảo nguồn cung dầu, giúp Israel ngăn chặn các mối đe dọa và đẩy lui ảnh hưởng từ Liên Xô".
"Mặc dù vậy cũng có những thất bại đáng kể khi Hoa Kỳ ủng hộ một số đồng minh bị chỉ trích vi phạm nhân quyền nặng nề và đứng về phía Israel trong cuộc xung đột với Palestine".
"Nhưng xét trên bình diện tổng thể, những gì chính quyền Mỹ đạt được tại Trung Đông là đáng kể, khiến Washington trở thành thế lực thống trị địa bàn chiến lược nói trên".
Như đã lưu ý, thời kỳ rực rỡ nhất của Washington ở Trung Đông đi kèm với sự thất bại của Quân đội Iraq trong cuộc chiến ở Kuwait năm 1991 và sự sụp đổ của Liên Xô trong cùng năm đó.
Nhưng kể từ nhiệm kỳ Tổng thống của ông Bill Clinton, các quan chức Washington đã tìm cách thay đổi nền chính trị và xã hội ở Trung Đông, tham vọng đã dẫn đến thất bại đương nhiên. Theo các nhà phân tích, ý tưởng Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi khu vực là có thể xảy ra.
Các đồng minh đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách của Mỹ ở Trung Đông, và điều này được phản ánh qua nhiều lý do, bao gồm cả quan hệ với Liên bang Nga.
Mỹ không dễ dàng điều khiển các quốc gia Trung Đông như trước kia nữa. |
"Khi Quân đội Nga tiến vào Ukraine hồi đầu năm 2022, Ả Rập Saudi và các cường quốc khác trong khu vực đã không chấp nhận tuân theo lệnh trừng phạt Moskva của Mỹ".
"Riyadh thẳng thừng từ chối yêu cầu của Washington về việc sản xuất thêm dầu, điều này có nghĩa là sẽ cắt đứt quan hệ với Nga thông qua OPEC+. Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho rằng sự ổn định của thị trường quan trọng hơn trò chơi chính trị".
"Đây là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Biden - người đang tìm cách gây hại cho Nga bằng giá dầu thấp, đồng thời hưởng lợi từ việc giá xăng giảm", tờ Foreign Policy nói thêm.
Khi OPEC+ đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào tháng 10 năm 2022, các chính trị gia Mỹ đã cáo buộc Ả Rập Saudi vi phạm thỏa thuận bất thành văn với chính quyền nước này.
Mặc dù vậy Riyadh nói rõ rằng trong thời đại mới, họ chưa sẵn sàng tuân theo bất kỳ mệnh lệnh nào từ Washington.
Ấn phẩm Foreign Policy viết, nhìn lại 30 năm qua, người Mỹ nên từ bỏ cả nỗ lực điều khiển Trung Đông cho lợi ích của riêng mình khi tình hình đã rất khác trước kia.
Saudi Arabia duy trì việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ bất chấp sức ép từ phía Mỹ. |