Xe lăn điện giúp người khuyết tật giành quán quân cuộc thi phục vụ cộng đồng

GD&TĐ - Tận dụng lại lượng xe lăn bị dư thừa do nhiều người không sử dụng, dự án Xe lăn điện của nhóm SV đến từ Trường ĐH Lạc Hồng đã đoạt Giải Nhất Cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (EPICS).

Nhóm SV Trường ĐH Lạc Hồng với dự án Xe lăn điện.
Nhóm SV Trường ĐH Lạc Hồng với dự án Xe lăn điện.

35 dự án tham gia vòng chung kết

Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba cho 3 nhóm SV Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Bách khoa TPHCM.

Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba cho 3 nhóm SV Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Bách khoa TPHCM.

Ngày 2/4 tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, vòng chung kết Cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (Engineering Projects in Community Service - EPICS) đã khép lại với ngôi vị quán quân thuộc về nhóm SV đến từ Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai).

Cuộc thi do Dự án USAID BUILD-IT và Chương trình STEM của Công ty DOW Việt Nam tổ chức thu hút sự tham gia tranh tài của 180 SV đến từ 6 trường kỹ thuật trên khắp Việt Nam.

Theo đại diện Ban tổ chức, vòng chung kết là kết quả của hành trình 5 tháng đổi mới sáng tạo thiết kết do SV thực hiện theo mô hình giảng dạy của chương trình EPICS. Đây là mô hình học tập phục vụ cộng đồng được công nhận quốc tế - SV tham gia học bằng cách xây dựng dự án nguyên mẫu sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội.

Tại vòng chung kết có 35 dự án của SV đến từ 6 trường: ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), ĐH Cần Thơ, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trưng bày tại hội trường. Sau đó ban tổ chức chọn ra 6 dự án lên thuyết trình.

Ông Robert J. Greenan (bìa trái)- Phó Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM thú vị với dự án Máy bán bao cao su của nhóm SV thuộc Trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế và khoa Cơ khí máy Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Đây là 1 trong 6 dự án được chọn vào vòng thuyết trình trao giải..

Ông Robert J. Greenan (bìa trái)- Phó Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM thú vị với dự án Máy bán bao cao su của nhóm SV thuộc Trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế và khoa Cơ khí máy Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Đây là 1 trong 6 dự án được chọn vào vòng thuyết trình trao giải..

Phát biểu tại Vòng chung kết, ông Ekkasit Lakananithiphan - Tổng giám đốc Công ty Dow Việt Nam, chia sẻ: “Tại Dow, chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của STEM và truyền cảm hứng cho các bạn SV cùng chung tay giải quyết những thách thức của thế giới trong tương lai cũng như khuyến khích phụ nữ theo đuổi sự nghiệp STEM.

Bằng việc xây dựng đội ngũ STEM lành nghề và đa dạng, chúng tôi hướng đế xây dựng một lực lượng lao động sẵn sàng và trau dồi tư duy đổi mới sáng tạo hỗ trợ cho tham vọng của Dow trở thành công ty vật liệu khoa học đổi mới sáng tạo, lấy khách hàng làm trung tâm, hòa nhập và phát triển bền vững nhất trên thế giới”.

Kết quả, Giải Nhất  EPICS thuộc về nhóm SV (LHU TEAM  2) đến từ Trường ĐH Lạc Hồng với dự án Xe lăn điện (Electrical wheelchair); Giải Nhì thuộc về nhóm SV (DUT  TEAM 6) đến từ Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng với dự án Áo khoác an toàn (Safety coat); Giải Ba thuộc về nhóm SV (HCMUT TEAM  4) đến từ Trường ĐH Bách khoa TPHCM với dự án Máy sấy nhà kính năng lượng mặt trời thông minh (Smart Greenhouse Dryer).

 Ứng dụng phục vụ cộng đồng

Nhóm LHU TEAM 2 (Trường ĐH Lạc Hồng) nhận giải Nhất.

Nhóm LHU TEAM  2 (Trường ĐH Lạc Hồng) nhận giải Nhất.

Trình bày về dự án Xe lăn điện (Electrical wheelchair) đoạt giải Nhất cuộc thi, đại diện nhóm LHU TEAM  2 (Trường ĐH Lạc Hồng) chia sẻ: “Để giúp đỡ nhóm người tật nguyền khuyết chi trong việc mưu sinh và hoạt động hàng ngày, nhóm đề nghị giải pháp xe lăn điện với những cải tiến về tiện nghi so với thiết bị hiện có và giá thành phù hợp. Dự án hiệu chỉnh xe lăn cho người sử dụng điều khiển dễ dàng hơn, đồng thời tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời, vừa dùng để tích năng lượng cho xe khi di chuyển, đồng thời làm mái che cho người dùng”.

Theo đó, để giúp đỡ nhóm người tật nguyền khuyết chi trong việc mưu sinh và hoạt động hàng ngày, nhóm đề nghị giải pháp xe lăn điện với những cải tiến về tiện nghi so với thiết bị hiện có và giá thành phù hợp. Dự án hiệu chỉnh xe lăn cho người sử dụng điều khiển dễ dàng hơn, đồng thời tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời, vừa dùng để tích năng lượng cho xe khi di chuyển, đồng thời làm mái che cho người dùng.

Dự án Xe lăn điện được thực hiện bởi các SV ngành Tự động hóa (LHU):  Đinh Tuấn Anh (trưởng nhóm), Bùi Thị Diễm, Trần Trọng Bằng, Đặng Ngọc Tài, Phan Thị Thanh San, Vương Thị Mỹ Hân.

Cụ thể, nhóm tận dụng lại lượng xe lăn bị dư thừa do nhiều người không sử dụng bị lãng phí, gắn thêm 2 động cơ vào 2 bánh sau truyền động theo phương pháp đai xích. Xe có 2 phương pháp điều khiển là điều khiển bằng tai cầm (Joystick ) và Điều khiển bằng cử chỉ nghiêng của đầu.

 “Khi bạn chọn 1 trong 2 kiểu điều khiển trên, thì bộ xử lí của xe sẽ nhận tín hiệu từ tay cầm hoặc tai nghe(có sẵn cảm biến) sẽ phân tích nhận biết yêu cầu của người dùng để điều khiển 2 động cơ. Năng lượng của xe được lấy từ 1 bình ắc quy đặt ở dưới chỗ ngồi, và có thêm Pin NLMT để giúp quãng đường đi được kéo dài đồng thời che nắng mưa cho người sử dụng. Đồng thời, nếu xe có bị hư hỏng thì thiết bị rất dễ tìm ở thị trường nên chi phí không đắt đỏ và thời gian thay thế nhanh hơn các xe lăn nhập khẩu. Giá thành của xe rẻ hơn giá xe điện nhập khẩu từ 7-8 lần” - Đinh Tuấn Anh (trưởng nhóm) chia sẻ.

Cuộc thi Epics cho em cũng như cả nhóm rất nhiều kinh nghiệm về làm việc nhóm, các sắp xếp công việc, cũng như các hướng đi để phát triển sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Bản thân em cảm thấy Epics là cuộc thi rất hay giúp sinh viên được trải nghiệm nhiều và rèn luyện khả năng tiếng anh cũng như là nhìn thấy nhiều vấn đề cần giải quyết thực tiễn .

Dự án Áo khoác an toàn (Safety coat) của nhóm SV (DUT  TEAM 6) đến từ Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đoạt Giải Nhì.  Theo đại diện nhóm DUT  TEAM 6 mô tả về dự án, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho những tài xế xe ôm công nghệ, những người đi xe máy về khuya qua những nơi hoang vắng, nhóm đã tìm hiểu và sáng chế ra sản phẩm là “Áo khoác an toàn”.  

Sản phẩm bao gồm 2 phần: phần áo và phần thiết bị. Phần áo đóng vai trò như một chiếc áo khoác bình thường nhưng có thêm một lớp vải chống đâm cắt, giúp cho người mặc giảm thiệt hại về tính mạng khi bị cướp giật. Phần thiết bị dùng để định vị GPS đồng thời gửi tín hiệu S.O.S (dễ dàng kích hoạt khi hoảng loạn) để cơ quan chức năng kịp thời đến cứu giúp. Với mong muốn phục vụ lợi ích cộng đồng tốt hơn, nhóm sẽ cải tiến đa dạng để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng như phụ nữ, trẻ em...

Nhóm HCMUT TEAM 4 Trường ĐH Bách khoa TPHCM với dự án Máy sấy nhà kính năng lượng mặt trời thông minh

 Nhóm HCMUT TEAM  4 Trường ĐH Bách khoa TPHCM với dự án Máy sấy nhà kính năng lượng mặt trời thông minh

Dự án Máy sấy nhà kính năng lượng mặt trời thông minh (Smart Greenhouse Dryer) đoạt Giải Ba thuộc về nhóm SV (HCMUT TEAM  4) đến từ Trường ĐH Bách khoa TPHCM. Theo đại diện chóm chia sẻ phương pháp sấy tự nhiên (phơi nắng) vẫn còn đang được sử dụng phổ biến để chế biến các loại thủy hải sản như khô cá đù, mực một nắng. Sấy tự nhiên, cho dù bớt tốn kém về chi phí, nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm như không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tốn kém thời gian và nhân công, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thời tiết…

Từ hiện trạng trên, nhóm đã thiết kế và chế tạo “Máy sấy nhà kính năng lượng mặt trời thông minh” nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm sau công đoạn sấy của các sản phẩm chế biến nông - thủy sản. Để có thể đảm bảo chất lượng thành phẩm sấy, máy được tích hợp với 4 tính năng chính: sấy trục xoay, khử vi sinh, giám sát và điều khiển từ xa, phân tích dữ liệu và dự báo. Công nghệ sấy nhà kính có nhiều ưu thế hơn so với các phương pháp sấy hiện có như có thể sấy được với sản lượng, diện tích lớn nhưng giảm tiêu hao nhiều về nhiên liệu, điện năng, chất lượng sản phẩm không phụ thuộc vào thời tiết, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như không thải ra các chất khí ô nhiễm môi trường...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ