Xây dựng ký túc xá an toàn, tạo môi trường sống hạnh phúc cho sinh viên

Xây dựng ký túc xá an toàn, tạo môi trường sống hạnh phúc cho sinh viên

Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TPHCM vừa tổ chức Hội thảo Công tác sinh viên nội trú năm 2020 với chủ đề "Quản trị rủi ro - Xây dựng ký túc xá an toàn, góp phần tạo môi trường rèn luyện - học tập, môi trường sống hạnh phúc cho sinh viên".

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo của 47 ký túc xá trong cả nước để bàn về cách xây dựng ký túc trở thành môi trường học tập, rèn luyện tốt cũng như hạn chế tối đa những rủi ro cho sinh viên. Ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) tham dự hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Trung tá Dương Đình Thanh- Trưởng Công an phường Đông Hòa (TX Dĩ An, Bình Dương) đã chỉ ra những vấn đề để hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trật tự xã hội trong sinh viên nội trú.

Trong thời gian gần đây, tội phạm về các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen xảy ra liên tiếp ở nhiều địa bàn trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn gây mất an ninh trật tự ở các địa phương.

Nạn nhân của tội phạm liên quan tới hoạt động tín dụng đẹn đa dạng về thành phần, lứa tuổi và trình độ học vấn. Các em học sinh, sinh viên sống tại ký túc xá chắc chắn cũng ít nhiều em liên quan đến tính dụng đen.

Từ đó, Trung tá Thanh đưa ra lời khuyên: Sinh viên tuyệt đối không vướng vào tín dụng đen. Bởi với mức lãi suất của các đối tượng này cho vay thường rất cao, có thể lên đến 150%/tháng. Khi sinh viên vướng vào tín dụng đen sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng. Nếu không đủ tiền để trả nợ sẽ ảnh hưởng đến việc học, thậm chí có trường hợp phải bỏ học.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tâm- Phó giám đốc ĐHQG TPHCM, việc hình thành mô hình ký túc xá ĐHQG TPHCM như hiện nay được xuất phát từ ý tưởng của lãnh đạo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, mong muốn đem đến dịch vụ tốt nhất cho sinh viên.

Tuy nhiên ông Tâm cũng nhìn nhận rằng, với quy mô cơ sở vật chất, số lượng sinh viên ngày càng đông thì việc đặt ra các vấn đề quản trị rủi ro nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, chất lượng cho sinh viên là nhiệm vụ, mục tiêu và cũng là thách thức của các ký túc xá.

Ông Tăng Hữu Thủy - Giám đốc Trung tâm Quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: Hiện ký túc xá ĐHQG TPHCM có 47 tòa nhà từ 5 đến 16 tầng, tiếp nhận hơn 34.000 sinh viên vào ở. Tuy nhiên, sinh viên sống trong môi trường thế giới phẳng như hiện nay đặt ra nhiều vấn đề thách thức, tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong quá trình phục vụ sinh viên của các nhà quản lý ký túc xá.

Bàn về giải pháp quản trị hiệu quả, giảm rủi ro góp phần đảm bảo an toàn cho sinh viên nội trú, ông Nguyễn Văn Thắng- Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên ĐHQG Hà Nội cho rằng, ký túc xá cũng là một xã hội thu nhỏ. Mọi mặt của đời sống xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của sinh viên trong ký túc xá.

Chính vì vậy, theo ông những người làm quản lý ký túc xá phải nhận diện được các yếu tố xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn cuộc sống của sinh viên. Các yếu tố cần phải được cảnh báo bao gồm: các tệ nạn xã hội, áp lực cuộc sống hiện đại và việc lạm dụng công nghệ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.