Vương quốc chim cánh cụt lên đến 1,5 triệu con ở Nam Cực

GD&TĐ - Các nhà khoa học vừa phát hiện đàn chim cánh cụt lên tới hơn 1,5 triệu con trong ảnh vệ tinh NASA.

Vương quốc chim cánh cụt lên đến 1,5 triệu con ở Nam Cực

Đàn chim cánh cụt khổng lồ được phát hiện sinh sống trên quần đảo Danger xa xôi, giúp giảm bớt lo ngại về sự sụt giảm số lượng của loài này trong nhiều thập kỷ qua do biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học cho biết hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt Adélie trong đàn phân bố trên 9 hòn đảo thuộc quần đảo ở cực nam của Nam Cực.

Vị trí biệt lập của quần đảo rộng 35 km giúp đàn chim cánh cụt ít chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và hoạt động của con người hơn.

"Khảo sát của chúng tôi hé lộ quần đảo Danger là nơi ở của 751.527 cặp chim cánh cụt Adélie, nhiều hơn toàn bộ chim cánh cụt ở phần còn lại của bán đảo Nam Cực", nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo đăng trên tạp chí Scientific Reports.

Tuy nhiên, phát hiện của các nhà nghiên cứu khá tình cờ. Họ nhận thấy một lượng lớn vết phân chim cánh cụt (guano) quanh các vùng ven biển của khu vực từ hình ảnh do vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp năm 2014. Nhóm nghiên cứu quyết định tổ chức một chuyến thám hiểm tới khu vực để thu thập nhiều thông tin thực địa hơn.

Quần đảo Danger nổi tiếng khó tiếp cận, với những tảng băng lớn trôi nổi xung quanh ngay cả vào mùa hè, gây nguy hiểm cho tàu thuyền. Trong chuyến đi thám hiểm tổ chức vào tháng 12/2015, nhóm nghiên cứu trông thấy đàn chim cánh cụt và sử dụng máy bay không người lái để ghi lại quang cảnh từ trên cao.

"Máy bay không người lái cho phép bạn bay theo hình ô bàn cờ qua đảo, chụp ảnh mỗi giây. Sau đó bạn có thể kết hợp những bức ảnh lại để dựng hình toàn cảnh bằng đồ họa 2D hoặc 3D", giáo sư Hanumant Singh ở Đại học Northeastern, Mỹ, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo nhóm của Singh, họ đã tìm thấy "một điểm nóng quan trọng tập trung số lượng chim cánh cụt dồi dào", nơi các đàn chim được cho là sụt giảm số lượng suốt nhiều năm.

Giới nghiên cứu cho rằng sự suy giảm này có liên quan đến lượng băng biển thu hẹp, môi trường sống của nhuyễn thể, loài động vật giáp xác nhỏ đóng vai trò chủ chốt trong nguồn thức ăn của chim cánh cụt.

Theo VnExpress/IBT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.