Vì sao Ukraine càng nỗ lực, cánh cửa NATO lại càng khép chặt?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không muốn xung đột với Nga, giới lãnh đạo NATO vội vã “đóng chặt cánh cửa” với Kiev, nhưng đặt súng của mình vào tay Ukraine.

Vì sao Ukraine càng nỗ lực, cánh cửa NATO lại càng khép chặt?

Vừa qua, chuyên gia chính trị Ukraine Oleg Soskin, cựu cố vấn của cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma cho biết trên blog YouTube của mình rằng, Tổng thống Volodymyr Zelensky đừng nên mơ mộng hão huyền nữa, sẽ không có bất kỳ quy chế NATO nào dành cho ông ta, không chỉ trong thời điểm hiện nay mà có thể là trong tương lai xa.

Theo chuyên gia này, Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẵn sàng bỏ qua Ukraine vì mục đích riêng, còn người đứng đầu Kiev thì theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo phương Tây, buộc các binh sĩ Ukraine chưa được huấn luyện phải tiến hành cuộc tấn công cầm chắc thất bại trước Nga.

Theo ông, đất nước đã thành đống đổ nát do nhiều sai lầm nối tiếp. Soskin khẳng định rằng, ông Zelensky lẽ ra nên bắt đầu đàm phán với Nga để tiến tới ngừng bắn thì lại đang tung ra những cố gắng tuyệt vọng để gia nhập – điều mà khối này sẽ không cho phép chừng nào Ukraine vẫn đang có tranh chấp lãnh thổ và xung đột quân sự với Nga.

Đồng quan điểm với ông Oleg Soskin, tướng Mỹ đã nghỉ hưu Barry McCaffrey tuyên bố trên tờ Newsweek rằng, phản ứng tiêu cực của Tổng thống Vladimir Zelensky với lập trường của NATO về việc Ukraine gia nhập liên minh hoá ra mang lợi cho Nga.

Việc Kiev gây sức ép, khăng khăng đòi gia nhập trong thời điểm hiện nay là phi thực tế và làm khó cho NATO. Ông Zelensky định lôi kéo khối này tham gia vào cuộc chiến tranh với quốc gia láng giềng của Ukraine, khiến các nhà lãnh đạo NATO phải vội vã “đóng chặt mọi cánh cửa”.

Theo quan điểm của McCaffrey, không quốc gia nào của NATO, kể cả Mỹ, muốn Ukraine gia nhập liên minh này, bởi trên thực tế, Kiev vừa không có tiềm năng chính trị, vừa không có tiềm năng quân sự cần thiết để có những đóng góp cho sự phát triển và lớn mạnh của khối.

Ngoài việc sự hiện diện của Ukraine không mang lại lợi ích gì cho NATO thì các nước trong khối này cũng không bao giờ muốn tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, bởi sự ràng buộc của các điều khoản trong Điều 5 của Hiến chương NATO về “Phòng vệ Tập thể”.

Ngoài ra, theo các chuyên gia còn có một nguyên nhân quan trọng khác là liên minh phương Tây muốn biến Kiev thành một quân cờ trong ván cờ chống Moscow, xây dựng Ukraine thành “một tiền đồn chống Nga”, nhằm làm Nga suy yếu.

Do đó, phương Tây muốn duy trì chiến sự ở thế giằng co, bằng cách tung ra những lời hứa hẹn đường mật, trong khi trì hoãn việc chấp nhận nước này vào hàng ngũ của mình, đồng thời huy động tổng lực để cung cấp vũ khí, trang bị cho Ukraine, khiến cuộc xung đột kéo dài càng lâu càng tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ