‘Về thăm thầy cũ’ tri ân những người thầy cô

GD&TĐ - Thông qua bài hát “Về thăm thầy cũ” nhạc sĩ Nguyễn Hưng muốn gửi lời tri ân đến người thầy, người cô cũ và những giáo viên đã hết lòng vì lứa tuổi học trò.

Nhạc sĩ Nguyễn Hưng trong một lần đi thực tế tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để sáng tác. Ảnh: NVCC
Nhạc sĩ Nguyễn Hưng trong một lần đi thực tế tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để sáng tác. Ảnh: NVCC

Về thăm thầy cũ

“Về thăm thầy cũ” không chỉ là tên ca khúc mà nhạc sĩ Nguyễn Hưng (SN 1959), Hội viên Hội văn học nghệ thuật Đắk Lắk sáng tác, đây là còn là khát vọng, mong muốn của tác giả gửi đến các em học sinh đã rời xa mái trường.

Khi biết tin tác phẩm của mình đạt giải trong cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường” nhạc sĩ Nguyễn Hưng cảm thấy bất ngờ và vô cùng xúc động.

“Tôi rất vui và hạnh phúc khi “đứa con tinh thần” của mình đạt giải trong cuộc thi. Những giai điệu trong lời bài hát rất mộc mạc, gần gũi. Qua bài hát tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những thầy cô đã dạy dỗ tôi trưởng thành. Bên cạnh đó, tôi muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh hãy luôn biết ơn và ghi nhớ công lao của thầy cô, mái trường. Bởi dù có bao nhiêu học sinh lớn lên và trưởng thành thì người thầy, cô luôn vẫn luôn ở đó, tiếp tục giảng dạy cho những lớp học trò khác. Và cũng nhờ mái trường, thầy cô ngày đó mà chúng ta mới có được ngày hôm nay”, nhạc sĩ Nguyễn Hưng nói.

Nhạc sĩ Nguyễn Hưng cùng các văn, nghệ sĩ tham dự Liên hoan âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Ảnh: NVCC
Nhạc sĩ Nguyễn Hưng cùng các văn, nghệ sĩ tham dự Liên hoan âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Ảnh: NVCC

Nhạc sĩ Nguyễn Hưng tâm sự, ca khúc “Về thăm thầy cũ” được sáng tác vào khoảng giữa năm 2017 vào một dịp rất tình cờ. Khi đó, thầy chợt thấy trên tạp chí Chư Yang Sin của Hội văn học, nghệ thuật Đắk Lắk có một bài thơ rất giàu hình ảnh về người thầy với tựa đề “Về thăm thầy cũ” của nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã. Nội dung trong bài thơ có câu có “Trên đường quê tôi gặp. Những lớp người trước sau. Đi qua thầy giáo cũ. Đều dạ thưa cúi đầu”.

“Xúc động với những câu từ bình dị, gần gũi nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc nên tôi thêm một số lời hát vào để hoàn thiện thành một ca khúc. Phải hơn 3 năm sau bài hát mới hoàn chỉnh về phần ca từ. Qua lời bài hát, tôi muốn tri ân những người thầy cô đã hết lòng vì học trò. Bên cạnh đó, lời bài hát giúp tôi gợi nhớ về mái trường, kí ức tuổi học trò ở những ngày xưa cũ. Dù đã rời xa mái trường nhiều năm, chuyển công tác đến địa phương khác nhưng tôi vẫn không quên những kỉ niệm thời học sinh”, nhạc sĩ Nguyễn Hưng chia sẻ.

Gắn bó với nghệ thuật

https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/ca-khuc-du-thi-169-ve-tham-thay-cu-leJSQabGg.html?fbclid=IwAR1jVZxFGhvOPpI9ialQI1kN0CfC68D58I7_jeFcnBVQ8tNblFPgG1NwN30
Nhạc sĩ Nguyễn Hưng (áo trắng) cùng những người bạn nhạc sĩ.

Ngược dòng thời gian về nhiều năm trước, Nguyễn Hưng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đến tháng 7/1977 chàng thanh niên lúc bấy giờ lên đường nhập ngũ vào đóng quân tại Sư đoàn (F) 333, Trung đoàn (E) 721, thống kê quân lực E 721.

Với niềm đam mê âm nhạc từ thuở nhỏ, khi vào quân ngũ, chàng thanh niên Nguyễn Hưng có thêm chất liệu, cảm hứng để sáng tác nhiều ca khúc. Trong đó, ca khúc đầu tiên chàng thanh niên Nguyễn Hưng sáng tác khi ở trong quân ngũ là bài “Hành khúc xuất trận” đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội vào thág 9/1979.

Nhận thấy năng khiếu âm nhạc của Nguyễn Hưng, đơn vị đã chuyển công tác cho chàng thanh niên trẻ về đội tuyên truyền văn hoá F333. Những ngày công tác tại đây chàng trai trẻ thường xuyên sáng tác ca khúc, đàn, hát cho đồng đội nghe.

Sau khi trở về từ quân ngũ, nhạc sĩ Nguyễn Hưng không theo học các lớp âm nhạc chuyên nghiệp mà tự tìm tòi, học hỏi và tham gia các lớp tập huấn. Đam mê âm nhạc, ông tham gia dạy âm nhạc tại các Nhà văn hoá rồi mở lớp nhạc tại nhà. Bên cạnh đó, là Hội viên của Hội văn học nghệ thuật Đắk Lắk.

Nhạc sĩ tâm sự, ông có 4 người con, gồm 3 gái và 1 trai. Những ngày các con còn nhỏ gia đình đã cảm nhận được tình yêu nghệ thuật từ 4 người con. Chính vì vậy, ông hướng dẫn, dạy các con những điều mà bản thân đã trải qua và cảm nhận được từ cuộc sống hàng ngày. Hiện nay các con của ông đã trưởng thành và đều tham gia công tác trong lĩnh vực nghệ thuật.

Nhạc sĩ Nguyễn Hưng cho hay, bên cạnh bài hát “Về thăm thầy cũ” ông cũng sáng tác nhiều ca khúc về thầy cô và mái trường. Bởi với bản thân ông những kỉ niệm về thời học sinh luôn để lại một ấn tượng sâu sắc. Mỗi bài hát ông đều cảm nhận và sử dụng chất liệu từ cuộc sống, những gì bản thân đã trải qua từ cung bậc là một học sinh đến khi trở thành người thầy.

Nhạc sĩ chia sẻ, do cũng là người thầy nên bản thân thấu hiểu những tình cảm mà giáo viên dành cho học sinh của mình. Thầy cô luôn yêu thương, cảm thông và mong muốn học trò khi trưởng thành sẽ trở thành người có ích cho xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.