Lời tri ân đến những thầy cô giáo đã chắp cánh cho bao ước mơ bay cao, bay xa

GD&TĐ - Nhạc Sĩ Phạm Chỉnh là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, hiện ông là Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội. Trong trái tim mình ông luôn có chỗ cho thầy cô và mái trường.

Nhạc sĩ Phạm Chỉnh (người ngồi) trong một buổi hòa âm phối khí
Nhạc sĩ Phạm Chỉnh (người ngồi) trong một buổi hòa âm phối khí

Nhạc Sĩ Phạm Chỉnh có tên đầy đủ Phạm Bá Chỉnh, sinh ngày 12/01/1971, quê quán Phường Phú Lương quận Hà Đông, TP Hà Nội. Trong quá trình hoạt động chuyên môn, nhạc sĩ Phạm Chỉnh đã có nhiều đóng góp cho hoạt động âm nhạc của Thủ đô, trực tiếp dàn dựng, phối khí các chương trình biểu diễn nghệ thuật, sáng tác ca khúc, viết nhạc cho một số tác phẩm sân khấu và điện ảnh.

Ông cũng có những đóng góp trong việc nghiên cứu sưu tầm các loại hình âm nhạc dân gian như Hò cửa đình, hát Dô, hát chèo tàu, ca trù…. Những tác phẩm đáng chú ý: Khí nhạc: Giao hưởng thơ “Những tháng năm đất nước”; “Tiếng quê” viết cho Piano và Cello. Ca khúc: “Làng tôi bây giờ”; “Đi qua mùa gió”; “Niềm tin ngày mới”; “Khát khao mưa cao nguyên”; “Chiều Hương giang”; “Kể chuyện ông trăng”; “Bài không tên cho em”… và nhiều ca khúc viết cho lứa tuổi học trò, thiếu nhi, các ngành nghề  địa phương….

Nhạc sĩ Phạm Chỉnh cũng dành nhiều tình cảm cho thiếu niên nhi đồng và mái trường. Trong đó có thể kể tên một số ca khúc viết cho thiếu nhiên nhi đồng như: “Sắc Hương Hà Nội”; “Bay lên những cánh diều mơ ước”, “ Khúc ca chào mùa hè”, “ Ước mơ mùa khai trường”, “Nghĩ về mẹ”,… đã dành được tình cảm lớn của người nghe.

Nhạc sĩ Phạm Chỉnh luôn dành tình cảm cho thầy cô và mái trường qua các sáng tác
Nhạc sĩ Phạm Chỉnh luôn dành tình cảm cho thầy cô và mái trường qua các sáng tác

Không chỉ trong lĩnh vực sáng tạc, nhạc sĩ Phạm Chỉnh còn dành nhiều thời gian để tham gia nghiên cứu lý luận sáng tác âm nhạc. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến những ghiên cứu lý luận: “Phương pháp thực hành trên đàn ooc gan” (2001 Nxb Âm nhạc) Các báo cáo khoa học “ Hò đình Phú nhiêu” ; “ Hát ca trù và Trống quân xứ Đoài” (Viện nghiên cứu âm nhạc- Bộ VHTT&DL).

Nói về những tình cảm dành cho thầy cô và mái trường, nhạc sĩ Phạm Chỉnh cho biết: Có lẽ trong tất cả mỗi chúng ta, ai cũng đã từng trải tuổi cắp sách đến trường, cái tuổi đầy mộng mơ và tràn đầy những kỷ niệm. Trong quãng thời gian tuổi học trò ấy, hình ảnh ngày khai trường vào mùa thu có lẽ khắc sâu nhất trong tâm khảm mỗi người. Bầu trời cao trong xanh, ánh nắng vàng, tiếng trống trường,cờ hoa rực rỡ, thầy trò gặp nhau… đó là những ký ức, kỷ niệm khó phai mờ trong tâm khảm mỗi con người.

"Bằng tất cả những cảm xúc chân thành, tôi đã sáng tác ca khúc “Ước mơ mùa khai trường”, đây cũng là một lời tri ân đến những thầy giáo, cô giáo đã chắp cánh cho bao thế hệ học trò được trưởng thành, bay cao, bay xa đi xây dựng quê hương đất nước. “Ơi mùa thu, từng trang sách học trò, lời thầy cô nâng bước trên đường đi tới tương lai” 

Là một nhạc sĩ, từng có nhiều thời gian được tiếp xúc với môi trường giáo dục, đồng thời cũng là nhà sư phạm âm nhạc (từng học tại trường Sư phạm nghệ thuật T.Ư) bằng những cảm xúc chân thành của mình tôi đã sáng tác ca khúc này muốn gửi tặng đến các thầy cô giáo như một lời tri ân sâu sắc công ơn của những người lái đò, mong có thật nhiều những mùa bội thu tri thức cho quê hương đất nước" - nhạc sĩ chia sẻ.

Tại sao lại là “mùa khai trường”, chứ không phải là “ngày khai trường”. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh tới những công lao của thầy cô đã gieo trồng những MÙA hạt mầm xanh cho tương lai để mong  có được  những MÙA  bội thu  tri thức cho quê hương đất nước sau này. Ước mơ trong MÙA khai trường cũng là những khát vọng của thế hệ trẻ, muốn học tập nâng cao kiến thức đển như những bầy chim tung cánh bay vào cuộc đời, giữa bầu trời xanh mát của mùa thu. “Ơi mùa thu, mùa đi xây ước vọng, từng đàn chim tung cánh bay giữa bầu trời xanh…”- nhạc sĩ Phạm Chỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.