Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam tham dự cuộc gặp giữa 2 Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày 18/6 tại Hà Nội. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) sẽ có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 18/6
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) sẽ có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 18/6

Ngày 17/6, Bộ Ngoại giao ra thông cáo cho biết: Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ, Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ sang Việt Nam tham dự cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội ngày 18/6.

 Cuộc gặp lần này, chắc chắn sẽ là một sự kiện và là một kênh để thảo luận, tìm ra giải pháp cho vấn đề căng thẳng ở Biển Đông 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong khi ông Dương Khiết Trì là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam.

Trước đó, tại cuộc báo quốc tế về tình hình Biển Đông chiều 16-6, trả lời các câu hỏi về nội dung cuộc họp của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc cũng như cuộc họp có đề cập tới vấn đề Biển Đông không… 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết đây là cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương.

Theo ông Lê Hải Bình, vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam sẽ được đề cập đến trong cuộc gặp”.

Vào chiều 6/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam.

Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.

Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...