Ước mơ thành “chú bộ đội” là động lực của cậu trò nghèo Quảng Bình

GD&TĐ - Mặc dù năm 2018, kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển Đại học của em Tạ Quang Thanh đạt 24 điểm và đủ để vào nhiều trường có tiếng nhưng giấc mơ được bước vào trường Quân đội để làm “chú bộ đội” từ năm lớp 3 đã thôi thúc em cố gắng hơn nữa trong kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Nụ cười hiền của cậu học sinh có 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý tại kì thi THPT quốc gia năm 2019 vừa qua.
Nụ cười hiền của cậu học sinh có 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý tại kì thi THPT quốc gia năm 2019 vừa qua.

Đó là câu chuyện về em Tạ Quang Thanh, cựu học sinh trường THPT Quang Trung (Quảng Trạch – Quảng Bình) vừa đạt 2 điểm 10 môn Lịch Sử và Địa Lý tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Nghẹn ngào trước gia cảnh cậu học trò giỏi

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở xã Quảng Châu huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, hàng ngày Tạ Quang Thanh bữa đến trường bữa xắn tay phụ giúp gia đình cùng bố mẹ để kiếm ăn qua ngày.

Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, em Tạ Quang Thanh là thí sinh tự do dự thi tại điểm thi trường THPT Lương Thế Vinh đã xuất sắc đạt 2 điểm 10 môn Lịch Sử và Địa Lý, môn Ngữ văn đạt 7,5 điểm và tổng điểm là 27,5 điểm. Ước mơ của Thanh sẽ được trúng tuyển vào trường sĩ quan Chính Trị.

Thanh đã biết vươn lên để học cho thật tốt với mong muốn sau này trở thành sĩ quan quân đội. Đó không chỉ là ước mơ mà đó còn chính là con đường sự nghiệp để gỡ bớt phần nào gánh nặng trên đôi vai của cha của mẹ khi lo lắng cho con cái học hành.

Trong một căn nhà xập xệ được bồi đắp bằng đồng tiền tích góp ít ỏi hàng năm, ông Tạ Văn Danh chia sẻ cuộc sống khó khăn của gia đình mình. Cuộc sống gia đình ở vùng khó, đã khó mà hai vợ chồng ốm yếu, không có công ăn việc làm ổn định nên hàng ngày ngoài việc bám vào mấy thước ruộng được cấp thì cả hai vợ chồng cày thuê cuốc mướn nuôi ba đứa con ăn học.

Ngoài giờ lên lớp, Thanh làm những việc nhà và lao động kiếm thêm thu nhập để đỡ đần cho bố mẹ và chăm sóc các em
 Ngoài giờ lên lớp, Thanh làm những việc nhà và lao động kiếm thêm thu nhập để đỡ đần cho bố mẹ và chăm sóc các em

Trong nhà, Thanh là con đầu. Ngay từ nhỏ nó đã biết chia sẻ, đỡ đần cho gia đình khi vừa phải đi học mà cũng thường xuyên làm nhưng việc nhà lặt vặt, chăm em để giúp ba mẹ có thời gian để đi làm thuê có tiền nuôi con ăn, học.

Cứ sau mỗi buổi tối, khi công việc hoàn thành, Thanh lại tự động ngồi vào bàn học để làm bài tập, ôn luyện kiến thức để cho ngày mai lên lớp.

Quả thực, sự cố gắng này của Thanh làm gia đình cảm thấy rất hạnh phúc và cứ thế hai vợ chồng quần quật làm lụng để mong sao vượt tích góp được đồng ra đồng vào để cuộc sống “dễ thở” hơn cho con cái chú tâm vào học tập.

Vậy nhưng, ở vùng đất nghèo khó này, ước mơ có của ăn của để từ việc lao động chân tay gần như là ước mơ xa xỉ đối với họ.

Quyết định bất ngờ…

Còn nhớ năm 2018, khi kỳ thi THPT quốc gia kết thúc, Thanh đạt 24 điểm và việc lựa chọn một trường đại học để tiếp tục con đường học hành không phải là chuyện khó khăn đối với Thanh. Nhìn lại hoàn cảnh gia đình mình thì đó sẽ là gánh nặng trên đôi vai của bố mẹ. Mình lớn, mình có thể tự làm lụng để nuôi bản thân và đỡ đần bố mẹ chăm lo cho hai đứa em.

Với suy nghĩ đó, Thanh đã quyết định không tham dự xét tuyển Đại học mà khăn gói lên đường vào miền Nam làm ăn kiếm sống sau kỳ thi. Ở nơi xa xôi ấy, Thanh làm việc cho một công ty lắp ráp linh kiện điện tử để kiếm những đồng tiền bằng mồ hôi, nước mắt nuôi dưỡng ước mơ sẽ thi đậu vào trường sĩ quan quân đội như ước nguyện từ thuở thiếu thời.

Bố Thanh (trái) là người ủng hộ động viên và tôn trọng quyết định của Thanh khi tiếp tục ở nhà và ôn tập để đạt được nguyện vọng vào các trường sĩ quan quân đội, thực hiện ước mơ từ bé của Thanh.
Bố Thanh (trái) là người ủng hộ động viên và tôn trọng quyết định của Thanh khi tiếp tục ở nhà và ôn tập để đạt được nguyện vọng vào các trường sĩ quan quân đội, thực hiện ước mơ từ bé của Thanh. 

Những tháng ngày nơi đất khách quê người, ngày làm quần quật theo ca kíp còn đêm lại Thanh vùi đầu mình vào sách vở, lên mạng internet kiếm tìm tài liệu từ đó bổ sung kiến thức và tìm tòi những phương pháp mới ghi nhớ kiến thức nhằm “phục hận” cho kỳ thi tiếp theo và thực hiện ước mơ từ bé của mình….

Thanh tâm sự, hồi còn học cấp 1 em cùng một người bạn trong làng khát khao được là sĩ quan quân đội nên cả hai cố gắng học tập. Năm ngoái vì điểm em không đủ trúng tuyển còn bạn lại trúng tuyển vào trường sĩ quan công binh nên em đã quyết định thi lại để đạt được ước mơ của mình…

Điều hạnh phúc của Thanh không chỉ kết quả thi THPT quốc gia đạt điểm có thể giúp Thanh bước vào trường quân đội mà nỗ lực của Thanh chính là việc em ghi danh với 2 điểm mười xứng đáng sau những ngày cố gắng không biết mệt mỏi…

Đối với người dân xã Quảng Châu, nơi miền quê khó khăn này thì việc học của con em trong làng trong xã được chú trọng. Bởi vì chỉ có học hành, con cái họ mới có cơ hội bứt phá và đi ra ngoài làm ăn để mong sao kinh tế khấm khá hơn.

Thanh là một trong những cậu bé biết vượt qua những khó khăn để thực hiện ước mơ của mình và đó chính là tấm gương cho những em học sinh ở làng quê này học tập và noi theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.