Ước mơ của cô trò nghèo

GD&TĐ - Có những tấm gương về nghị lực sống khiến nhiều người khâm phục, có những câu chuyện của những người từ nhỏ đã chịu nhiều thiệt thòi và nỗi đau, thế nhưng, vượt lên tất cả, họ đều trở thành những tấm gương sáng về ý chí và nghị lực phi thường...Đó là câu chuyện của em Hoàng Thị Xiêm - Học sinh trường THPT Thuận Thành 1 (Bắc Ninh).
Hoàng Thị Xiêm (ngài cùng bên phải) chụp ảnh cùng những người bạn.
Hoàng Thị Xiêm (ngài cùng bên phải) chụp ảnh cùng những người bạn.

Tuổi thơ gắn liền với gánh hàng rau

Xiêm sinh ra trong một trong một gia đình nghèo ở Bắc Ninh. Cuộc sống vốn đã khó khăn nhưng dường như số phận cũng không mỉm cười với em. Năm học lớp 1, tai nạn ập đến khiến cô mất đi người cha và đứa em gái nhỏ.

Mất đi trụ cột gia đình, đó là cú sốc rất lớn đối với mẹ con Xiêm và từ nhỏ, em đã tập làm quen với việc chỉ có mẹ. Gánh nặng gia đình cũng từ đấy chất chồng lên vai hai mẹ con trong căn nhà cấp 4 và mấy sào ruộng trồng rau.

Mẹ Xiêm đi bán rau để có thêm thu nhập trang trải gia đình và nuôi Xiêm ăn học. Chỉ còn lại hai mẹ con nương tựa vào nhau, thương mẹ đi làm vất vả nên Xiêm đã cố gắng quán xuyến công việc gia đình.

Đến cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, thế nhưng, cuộc sống của Hoàng Thị Xiêm gắn liền với cơm, áo, gạo, tiền. Những buổi sáng mùa đông lạnh buốt, em vẫn thức dậy từ sớm để ra chợ bán rau giúp mẹ mà không hề kêu than. Hai mẹ con cứ thay nhau với gánh rau từ sáng đến tối mịt mà bao nhiêu chi phí vẫn không trang trải hết.

Mới gần đây, mẹ Xiêm lại mắc bệnh tiểu đường nặng đã trải qua phẫu thuật đốt sống. Cô con gái chăm ngoan, hiếu thảo lại càng đỡ đần mẹ nhiều việc hơn để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

Một ngày của Xiêm bắt đầu từ 5h sáng ngoài chợ, 7h lại về đi học, rồi lại tất tả về nấu cơm trưa mang ra chợ hai mẹ con cùng ăn. Chiều tối, em lại ra chở rau về nhà giúp mẹ. Ngày này qua ngày khác, em chỉ mong sao những ghánh rau vơi dần và em có thêm tiền chữa bệnh cho mẹ và có tiền đi học.

Hoàng Thị Xiêm cho biết: “Có những lúc em cũng nghĩ đến chuyện bỏ học để mẹ không phải đi vay tiền, rồi em sẽ đi làm và sẽ có tiền chữa bệnh cho mẹ. Thế nhưng, nghĩ về tương lai của hai mẹ con, em lại không thể làm thế. Em chỉ biết cố gắng từng ngày để học tốt hơn”.

Không đầu hàng số phận

Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cô gái này không đầu hàng trước số phận. Đó cũng chính là lý do 12 năm học trôi qua, Xiêm đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và luôn dẫn đầu lớp. Môn Tiếng Anh và môn Toán của em đều đạt 9 phẩy, thi thử Đại học, em đạt 23 điểm và được thầy cô khích lệ rất nhiều.

“Em thích nhất là học Tiếng Anh với ước mơ thi đỗ vào Đại học Ngoại Ngữ (ĐH QG HN). Em sẽ quyết tâm thi đỗ để sau này có công việc ổn định, có tiền giúp mẹ chữa bệnh và cuộc sống của em sẽ bớt khó khăn hơn” –Xiêm chia sẻ.

Đằng sau khuôn mặt xinh xắn và nụ cười hồn nhiên ấy, cô gái này rất nhạy cảm với mọi việc. Có lẽ tuổi thơ thiệt thòi của mình so với các bạn cùng trang lứa đã khiến em trưởng thành hơn.

Miệt mài với đèn sách, những buổi thức khuya học bài nhưng em vẫn thích lắm vì mình vẫn còn được đi học, được viết tiếp ước mơ. Không những thế, ở lớp, Xiêm còn thường xuyên hướng dẫn các bạn những bài Toán khó, chia sẻ cách học tiếng Anh hiệu quả cho bạn bè.

Cô gái này cho biết: Để học tốt môn học nào cũng cần sự kiên trì và niềm đam mê, đặc biệt là phải xác định được mục tiêu của mình. Đối với em, mục tiêu cao nhất là thi đỗ ĐH Ngoại ngữ nên em không thể lơ là môn học này.

Ảnh minh họa/INT

Tăng hay giảm?

GD&TĐ - Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu có giải pháp khẩn trương thực hiện việc xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.