Ứng dụng ICT trong giảng dạy tiếng Nhật - hiện trạng và triển vọng

GD&TĐ - Ngày 19/12/2020, Phân Hội Nghiên cứu Nhật ngữ học và Giảng dạy tiếng Nhật (AJEV) tổ chức hội thảo thường niên lần thứ 3 “Ứng dụng ICT trong giảng dạy tiếng Nhật - hiện trạng và triển vọng”.

Quang cảnh buổi Hội thảo.
Quang cảnh buổi Hội thảo.

Hội thảo diễn ra tại Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một trong các hoạt động thường niên thuộc khuôn khổ hoạt động của Phân Hội theo Chương trình Sakura Network của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản được tổ chức theo hai hình thức tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo được tổ chức với mục đích tạo diễn đàn trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin về hiện trạng giảng dạy tiếng Nhật tại các cơ sở giáo dục trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đồng thời, đề xuất các giải pháp sử dụng CNTT trong dạy học tiếng Nhật nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hình thức dạy học trực tuyến.

Tham dự có đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam (Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản), lãnh đạo đại diện các trường đại học tại Việt Nam, đông đảo giảng viên, giáo viên của các trường đại học, trường phổ thông và các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật trong và ngoài nước.

Hội thảo sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam.
Hội thảo sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Đào Thị Nga My - Chủ tịch Phân hội Nghiên cứu Nhật ngữ học và Giảng dạy tiếng Nhật đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc ứng dụng ICT trong giảng dạy tiếng Nhật, không chỉ trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mà cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

TS Đào Thị Nga My cũng đã gửi lời cảm ơn tới những cơ quan, tổ chức đã hỗ trợ AJEV trong việc tổ chức hội thảo lần này, đồng thời bày tỏ hy vọng hội thảo sẽ là nơi để giáo viên trao đổi về những vấn đề đang phải đối mặt trong quá trình giảng dạy, từ đó cùng tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Trong phần phát biểu của khách mời, bà Okamoto Noriko - Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đã đánh giá cáo sự phát triển của giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người học tiếng Nhật.

Ông Ando Toshiki - Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản (thuộc Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản) bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ đối với giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam nói chung và sự phát triển của Phân hội AJEV nói riêng trong vai trò kết nối các trường, tổ chức giảng dạy tiếng Nhật trong hệ thống giáo dục Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam.

Trong phần Báo cáo đề dẫn, GS. Fujimura Tomoko (trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo) đã trình bày về những nỗ lực của trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo trong việc ứng dụng ICT trong giảng dạy tiếng Nhật, đặc biệt là trong thời kì Corona với bài phát biểu đề dẫn có chủ đề Ứng dụng ICT trong giảng dạy tiếng Nhật - hiện trạng và triển vọng.

Đại biểu tham dự Hội thảo nêu ý kiến.
Đại biểu tham dự Hội thảo nêu ý kiến.

Phiên toạ đàm buổi chiều có sự tham gia của đại diện các trường đại diện cho 3 khu vực Bắc, Trung, Nam và cũng là đại diện cho các khối giáo dục đại học, phổ thông, trường thuộc khối công lập và tư lập. Nội dung phiên toạ đàm tập trung vào tình hình thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Nhật tại các trường đại diện.

Hội thảo không chỉ nhận được các báo cáo chia sẻ các kết quả nghiên cứu và thực tiễn ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Nhật tại các trường trong toàn quốc mà còn nhận được nhiều báo cáo chia sẻ từ các nhà giáo dục ở Nhật Bản, Campuchia. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.