Tuổi cao, vận động thế nào để giảm bệnh tật?

GD&TĐ - Mọi người đều biết, tập thể dục rất tốt cho cơ thể. Một số người thậm chí có thể nói lý do khiến nó giúp bạn duy trì sức mạnh của cơ, khớp và giúp chống lại một số bệnh.

Cần lựa chọn hoạt động thể chất thú vị để có thể duy trì thường xuyên.
Cần lựa chọn hoạt động thể chất thú vị để có thể duy trì thường xuyên.

Tuy nhiên, không phải ai cũng giải thích tại sao các hoạt động thể chất lại gắn kết với quá trình sinh học của con người và có thể giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ.

Càng cao tuổi, càng cần duy trì hoạt động

Một nhóm các nhà sinh học tiến hóa và các nhà nghiên cứu y sinh từ Trường Y Harvard (Mỹ) đã công bố một công trình trên tạp chí khoa học đa ngành PNAS. Công trình này đưa ra bằng chứng y sinh và tiến hóa cho thấy, con người vốn đã tiến hóa để sống thêm nhiều thập kỷ sau khi ngừng sinh sản, đồng thời cũng tiến hóa để tương đối năng động trong những năm cuối đời.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hoạt động thể chất về sau này trong đời người giúp chuyển năng lượng khỏi các quá trình có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và hướng nó đến các cơ chế trong cơ thể giúp nó có khả năng được mở rộng hơn.

Theo đó, họ đưa ra giả thuyết, con người đã tiến hóa để duy trì hoạt động thể chất khi già đi. Điều này giúp phân bổ năng lượng cho các quá trình sinh lý làm chậm sự suy thoái dần dần của cơ thể theo năm tháng. Nó giúp bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường loại 2 và thậm chí một số bệnh ung thư.

Tác giả chính của bài báo, nhà sinh học tiến hóa Daniel E.Lieberman cho biết, các xã hội phương Tây có một ý tưởng phổ biến là khi chúng ta già đi, việc sống chậm lại, làm ít hơn và nghỉ hưu là điều bình thường. “Thông điệp của chúng tôi thì ngược lại: Khi chúng ta già đi, việc duy trì hoạt động thể chất càng trở nên quan trọng hơn”, ông nói.

Người cao tuổi cần duy trì hoạt động để có sức khỏe tốt.

Người cao tuổi cần duy trì hoạt động để có sức khỏe tốt.

Nhóm nghiên cứu, gồm các nhà khoa học Aaron Baggish và I-Min Lee của Trường Y Harvad, tin rằng, bài báo là lời giải thích chi tiết đầu tiên về tiến hóa cho lý do tại sao việc thiếu hoạt động thể chất khi con người già đi làm tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm tuổi thọ.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, loài vượn thường chỉ sống khoảng 35 - 40 năm trong tự nhiên và hiếm khi sống sót qua thời kỳ mãn kinh. Chúng hoạt động kém hơn đáng kể so với hầu hết con người. Điều này cho thấy có sự chọn lọc trong quá trình tiến hóa của con người, không chỉ để sống lâu hơn mà còn hoạt động thể chất nhiều hơn.

Ông Lieberman cho biết: “Con người chủ yếu phải nỗ lực thay đổi từ việc ngồi lì ở ghế và tiêu hóa”.

Điều này đặc biệt trái ngược với những người thời săn bắn hái lượm. Họ có trung bình khoảng 135 phút hoạt động thể chất từ mức vừa phải đến mạnh mẽ trong ngày. Mức độ di chuyển của họ gấp khoảng 6 - 10 lần so với mức trung bình của người Mỹ.

Đây được cho là lý do chính khiến những người săn bắn hái lượm sống qua thời thơ ấu khoảng 7 thập kỷ, vượt tuổi ngừng sinh đẻ khoảng 20 năm và có sức khỏe tốt trong thời gian lâu dài hơn.

Hoạt động giúp sửa chữa tổn thương

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 2 con đường mà hoạt động thể chất suốt đời phân phối năng lượng để cải thiện sức khỏe. Con đường đầu tiên liên quan đến việc điều khiển năng lượng dư thừa ra khỏi các cơ chế có thể gây hại như tích trữ mỡ thừa. Con đường thứ 2 là cách hoạt động thể chất phân bổ năng lượng cho các quá trình sửa chữa và bảo dưỡng.

Bài báo chỉ ra, bên cạnh việc đốt cháy calo, hoạt động thể chất có thể gây căng thẳng về mặt sinh lý, tạo ra những tổn thương cho cơ thể ở cấp độ phân tử, tế bào và mô. Tuy nhiên, phản ứng của cơ thể đối với thiệt hại này về cơ bản là để tạo dựng lại một cách mạnh mẽ hơn.

Điều này bao gồm sửa chữa các vết rách trong sợi cơ, sửa chữa tổn thương sụn và chữa lành các vết nứt vi mô. Nó cũng giúp giải phóng các chất chống oxy hóa và chống viêm liên quan đến việc tập thể dục, đồng thời tăng cường lưu lượng máu.

Công việc ít vận động sẽ gây ra không ít vấn đề về sức khỏe. Ảnh minh họa.

Công việc ít vận động sẽ gây ra không ít vấn đề về sức khỏe. Ảnh minh họa.

Khi không có hoạt động thể chất, những phản ứng này sẽ ít được kích hoạt hơn. Quá trình sửa chữa tế bào và DNA đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư, loãng xương, Alzheimer và trầm cảm.

Theo nhà sinh học Lieberman, điểm mấu chốt quan trọng là vì chúng ta đã tiến hóa để hoạt động tích cực trong suốt cuộc đời, nên cơ thể chúng ta cần hoạt động thể chất để già đi.

Trước đây, hoạt động thể chất hàng ngày là cần thiết để tồn tại, nhưng ngày nay chúng ta phải chọn cách tập thể dục, tức là hoạt động thể chất tự nguyện vì lợi ích sức khỏe của mình.

Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu này sẽ khiến thông điệp trên khó bị bỏ qua hơn trong bối cảnh mức độ hoạt động thể chất ngày càng giảm trên thế giới khi máy móc và công nghệ thay thế sức lao động của con người.

Một nghiên cứu gần đây từ phòng thí nghiệm của ông Lieberman cho thấy, người Mỹ ít tham gia vào các hoạt động thể chất hơn như họ đã làm cách đây 200 năm.

Lời khuyên của các nhà nghiên cứu đối với chúng ta là hãy rời khỏi ghế và tập thể dục. Ông lieberman nói, điều quan trọng là hãy làm một điều gì đó và cố gắng làm cho nó trở nên thú vị để bạn tiếp tục duy trì hoạt động đó hàng ngày trong thời gian dài.

Tin tốt lành là bạn không cần phải hoạt động tích cực như một người săn bắn hái lượm, ngay cả một lượng nhỏ hoạt động thể chất, chỉ 10 hoặc 20 phút mỗi ngày, cũng sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ tử vong.

Theo Scitech Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.