Tức giận - động lực chính dẫn đến ngăn chặn biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Các nhà tâm lý học tại Trường Đại học Bergen đã phát hiện, yếu tố thúc đẩy chính khiến mọi người tham gia vào hoạt động vì khí hậu là sự tức giận.

Các nhà nghiên cứu đã gửi một cuộc khảo sát tới hàng nghìn người trưởng thành ở Na Uy và nhận được 2.046 phản hồi.
Các nhà nghiên cứu đã gửi một cuộc khảo sát tới hàng nghìn người trưởng thành ở Na Uy và nhận được 2.046 phản hồi.

Qua khảo sát, bộ ba nhà tâm lý học tại Trung tâm Nghiên cứu Na Uy và Trung tâm Biến đổi Khí hậu và Năng lượng của Trường Đại học Bergen đã phát hiện, yếu tố thúc đẩy chính khiến mọi người tham gia vào hoạt động vì khí hậu là sự tức giận.

Nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Thay đổi môi trường toàn cầu. Ba nhà nghiên cứu Thea Gregersen, Gisle Andersen và Endre Tvinnereim đã khảo sát hơn 2.000 người trưởng thành ở Na Uy về cảm xúc đối với hoạt động chống biến đổi khí hậu liên quan đến việc làm chậm tình trạng này.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu có thể bị chậm, dừng lại hoặc thậm chí đảo ngược nhờ việc ngừng phát thải khí nhà kính và triển khai công nghệ loại bỏ khí nhà kính khỏi khí quyển. Thật không may, cả hai khía cạnh này đều đạt được ít tiến bộ.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà tâm lý đã tìm cách hiểu rõ hơn lý do có rất ít hành động được thực hiện để cứu hành tinh, khi xét đến mức độ nghiêm trọng của những hậu quả trong tương lai. Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu tự hỏi điều gì là cần để thúc đẩy mọi người từ việc chỉ nghĩ về biến đổi khí hậu sang tích cực tham gia vào các hoạt động có thể gây áp lực, khiến chính phủ phải có hành động thích hợp.

Các nhà nghiên cứu đã gửi một cuộc khảo sát tới hàng nghìn người trưởng thành ở Na Uy và nhận được 2.046 phản hồi. Mục tiêu của cuộc khảo sát là xác định động lực để mọi người tham gia vào hoạt động vì khí hậu.

Để đạt được mục tiêu đó, cuộc khảo sát đã hỏi về việc liệu mọi người có muốn tham gia vào hoạt động vì khí hậu hay không. Đồng thời, khảo sát cũng đặt ra câu hỏi về việc người tham gia nghĩ điều gì có thể khiến họ làm như vậy.

Người tham gia cũng trả lời câu hỏi về những cảm xúc cụ thể liên quan đến hoạt động vì khí hậu, chẳng hạn như liệu có cảm thấy lo sợ về những thay đổi sắp xảy ra hay không. Hoặc, liệu người tham gia cảm thấy tức giận vì không có luật cấm phát thải khí nhà kính, hay đơn giản là vô vọng.

Khi xem xét dữ liệu, các nhà nghiên cứu nhận thấy, chỉ dưới một nửa số người được hỏi cảm thấy tức giận về biến đổi khí hậu. Trong đó, những người tham gia cảm thấy tức giận cho rằng, hành động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu.

Nhiều người cũng tức giận về việc các hoạt động được cho là ít quan trọng hơn biến đổi khí hậu lại được đề cao. Khi được hỏi cảm xúc nào có nhiều khả năng thúc đẩy tham gia vào hoạt động vì khí hậu nhất, người trả lời cho rằng, đó là sự tức giận.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.