6 điều nên làm khi tức giận

GD&TĐ - Tức giận là một cảm xúc quan trọng. Khi tức giận cũng là lúc chúng ta cần thay đổi điều gì đó, đặc biệt khi vô cùng tức giận, tức có điều gì đó mà ta cần thay đổi ngay lập tức.

Khi tức giận nên làm gì? Ảnh minh họa.
Khi tức giận nên làm gì? Ảnh minh họa.

Có hai cách để đối phó với sự tức giận, tùy thuộc vào tình huống hiện tại: Khi tức giận xảy ra hoặc khi có một chướng ngại hướng đến những thay đổi lớn hơn trong cuộc sống. Hãy quyết định chọn hướng nào, sau đó sử dụng một hay nhiều hơn trong các lựa chọn dưới đây:

Để sự tức giận xảy đến. Chúng ta có xu hướng quy một loạt các cảm xúc cho một lí do, vì thế hãy sử dụng chúng. Kiềm nén sự tức giận là không tốt, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, những tổn hại gây ra cho các mối quan hệ và hạnh phúc của bạn.

Nếu bạn cố gắng che giấu hoặc phớt lờ sự tức giận, nó sẽ không biến mất, mà chỉ giảm bớt trong một khoảng thời gian nhất định, cuối cùng sẽ xuất hiện ở một nơi khác.

Đừng xin lỗi hoặc bào chữa sự tức giận của bạn, vì bạn tức giận bởi một lí do có căn cứ, và thừa nhận đó là bước đầu tiên để giải quyết những gì làm phiền lòng bạn.

Tách cảm xúc ra khỏi hành động. Khi tức giận, chúng ta có xu hướng muốn phá hủy mọi thứ trên đường đi của mình, nhưng điều quan trọng là phải biết lùi lại và cảm nhận được cảm xúc trước khi hành động, nhất là khi cảm thấy vô cùng tức giận - hãy để cơn giận xảy ra.

Quyết định vội vã khi hành động có thể dẫn đến cảm giác day dứt nhiều hơn là chờ đợi để nhận thức đúng sự tức giận.

Sau khi trấn tĩnh, bạn có thể nhận thấy:

- Tình hình không nghiêm trọng như bạn nghĩ.

- Về lâu dài, tức giận sẽ dẫn đến những điều tồi tệ hơn.

- Sẽ mất nhiều hơn một cơn bộc phát để giải quyết vấn đề.

Hoặc, bạn có thể nhận thấy sự tức giận được kích hoạt bởi điều gì đó hoàn toàn khác.

 

Xác định nguyên nhân. Tức giận tột độ thường bắt nguồn từ sự tích tụ của những phiền toái nhỏ hơn. Lúc này, cơn giận giống như thắp sáng một ngọn đuốc, khi một người hay một tình huống tác động sai cách đến bạn và những cảm xúc bị đè nén tràn lên bề mặt.

Mức độ tức giận này là khi cơn giận tấn công bất ngờ, có xu hướng nhắm vào thời điểm bất tiện, chẳng hạn như khi bạn đang làm việc hoặc ở bên ngoài với những người thân yêu.

Vấn đề không phải là sự chậm trễ trong việc giải quyết sự tức giận, mà là sự chậm trễ chuyển thành việc tránh né nó. Hoặc là cơn thịnh nộ ban đầu lắng xuống và bạn cố gắng nhún vai bỏ qua, hoặc bạn mải mê với lịch làm việc đến nỗi “thêm” sự tức giận vào đống vấn đề chưa được giải quyết.

Vậy nên trong lần tới, nếu bạn cảm thấy vô cùng tức giận, hãy đừng hứa với bản thân rằng sẽ đối phó với cơn giận vào thời điểm thích hợp hơn.

Trì hoãn phản ứng hoặc đánh lạc hướng bản thân. Ngay lập tức giải quyết sự tức giận, sẽ không phải là một lựa chọn tốt, thay vào đó hãy hít vào thật sâu.

Khi thở ra, hãy đếm từ 1 đến 10 hoặc lặp lại một câu nói nào đó để giúp bạn thư giãn. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn cảm thấy trấn tĩnh trở lại.

Đánh lạc hướng bản thân bằng cách hướng sự tập trung sang một nơi khác. Hãy nghĩ về một kỷ niệm đẹp, đọc một cuốn sách hay đến một chỗ bạn cảm thấy hạnh phúc.

Làm công việc nhà. Nếu bạn cảm thấy vô cùng tức giận vì vấn đề gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như mất đi một cơ hội nào đó, hãy làm công việc nhà trước khi phản ứng với cơn giận.

Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra và tìm hiểu nguyên nhân. Nhìn vào những hành động trước đây của người nào đó và những ý định của họ, vì có thể họ không cố ý muốn làm tổn thương bạn.

Sẽ luôn có những tình huống tiềm ẩn – gồm một nguyên nhân và một kết quả - và điều quan trọng là hãy xem xét một tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, để nghĩ đến nhiều quan điểm khác nhau.

Nghe nhạc. Âm nhạc là một trong những thứ tốt nhất để đối phó với sự tức giận vì:

- Nghe những bài nhạc phù hợp với tâm trạng cho phép kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả.

- Nghe nhạc một cách chậm rãi giúp làm chậm suy nghĩ và giúp giữ bình tĩnh.

- Nghe những bài nhạc liên quan đến những gì đang trải qua giúp đem lại những viễn cảnh lạc quan hơn.

- Tăng âm lượng bài hát cho phép nhấn chìm những suy nghĩ khi những điều nhỏ nhặt gây khó chịu và mất tập trung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ