Truyền năng lượng tích cực xây dựng trường học hạnh phúc

GD&TĐ - Nếu giáo viên cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ lan tỏa năng lượng này đến học sinh. Vì vậy, để xây dựng trường học hạnh phúc, người hiệu trưởng cần giúp đỡ thầy cô giáo nuôi dưỡng cảm xúc tích cực khi đến trường.

Học sinh Trường THCS Xuân Quan tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ảnh: NTCC.
Học sinh Trường THCS Xuân Quan tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ảnh: NTCC.

Cô giáo Nguyễn Thị Tố Uyên, Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã có những chia sẻ về vai trò của người hiệu trưởng trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.

Vai trò của hiệu trưởng

Trong tham luận với chủ đề "Xây dựng Trường học hạnh phúc", cô Tố Uyên cho rằng thầy cô giáo cần bám sát vào ba tiêu chí. Tiêu chí đầu tiên là xây dựng môi trường giúp phát triển cá nhân. Một trong những yếu tố chính là xây dựng môi trường làm việc, học tập lý tưởng cho giáo viên, học sinh.

Theo cô Uyên, xây dựng môi trường lý tưởng được hiểu trước hết là trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang biết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay. Bên cạnh nguồn ngân sách, cán bộ quản lý cần tích cực làm công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực cùng tham gia hỗ trợ nhà trường.

Ban giám hiệu Trường THCS Xuân Quan cũng khuyến khích thầy cô chủ nhiệm sử dụng biện pháp kỷ luật tích cực với học trò; duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện. Mọi thành viên trong trường học, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. Tổ chức các chương trình giao lưu, trải nghiệm kỹ năng sống cho học sinh, phụ huynh cùng tham gia.

Trường THCS Xuân Quan tổ chức chương trình trải nghiệm kỹ năng sống. Ảnh: NTCC.
Trường THCS Xuân Quan tổ chức chương trình trải nghiệm kỹ năng sống. Ảnh: NTCC.

Những năm qua, Trường THCS Xuân Quan đã tổ chức nhiều hương trình giao lưu, trải nghiệm kỹ năng sống cho học sinh, phụ huynh cùng tham gia. Một số hoạt động có thể kể đến như “Hội chợ nhân ái - Đêm hội trăng rằm”; giao lưu với GS Nguyễn Lân Dũng; hội thảo “Dạy con thời hiện đại”… Ngoài ra, cô Uyên cũng tích cực tham gia những khóa học về trường học hạnh phúc để chia sẻ phương pháp hay với đồng nghiệp.

Ở tiêu chí về dạy và học, người thầy cần tập trung vào việc tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị của bản thân; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh.

Cuối cùng, trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, mỗi thầy cô nên giúp đỡ, chia sẻ với học sinh có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng. Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh

Cô Uyên chia sẻ: Hiện nay, giáo viên gặp nhiều áp lực trong công việc nên hiệu trưởng cần thường xuyên chia sẻ, cảm thông với đồng nghiệp. Đồng thời, phối hợp cùng thầy cô giáo tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

Giáo viên nhà trường tăng cường trau dồi sức khoẻ thể chất. Ảnh: NTCC.
Giáo viên nhà trường tăng cường trau dồi sức khoẻ thể chất. Ảnh: NTCC.

Truyền năng lượng tích cực cho giáo viên

Theo cô Uyên, trường học hạnh phúc, hiểu một cách đơn giản là mỗi ngày đến trường, giáo viên, học sinh đều cảm thấy vui vẻ. Nhiệm vụ của thầy cô hiện nay không chỉ là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và vận dụng thực tế, mà còn trăn trở làm sao để xây dựng trường học thành nơi thú vị cho học trò. Đó là mục tiêu mà tất cả thầy cô đều hướng đến vì tương lai của học sinh. Vì thế, sứ mệnh của người thầy lại càng trở nên thiêng liêng và cao cả hơn bao giờ hết. 

Tại Trường THCS Xuân Quan, thầy cô và học sinh được khuyến khích tạo nên hạnh phúc của riêng mình thông qua tăng cường sức khoẻ, duy trì cảm xúc tích cực để làm việc tốt, sống tốt. Việc duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao luôn được nhà trường chú trọng.

Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động của nhà trường. Ảnh: NTCC.
Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động của nhà trường. Ảnh: NTCC.

Ngoài giờ lên lớp, thầy và trò đều tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ cũng như giao lưu gắn kết các thành viên. Đơn cử, học sinh chơi bóng đá, cầu lông… sau giờ học; thầy cô chơi bóng chuyền, tập luyện yoga sau buổi dạy; giao lưu bóng đá, bóng chuyền giữa các tổ hoặc với trường bạn…

Bên cạnh sức khoẻ thể chất, thầy cô giáo cũng quan tâm duy trì cảm xúc tích cực bằng việc tìm ra những điều tốt trong sự việc tiêu cực. Nhà trường khuyến khích thầy cô dùng công thức “khen” trước “chê” sau. Dù tình huống có tồi tệ đến đâu, người thầy cũng cố gắng tìm ra những điểm tích cực.

“Khi là một giáo viên, điều dễ dàng nhất với chúng ta đó là yêu học sinh. Khi đó, chúng ta sẽ mang được những điều tốt đẹp vào bài giảng. Chỉ cần nhìn vào các em, mỗi thầy cô sẽ thấy có động lực làm việc, thấy còn nhiều việc để làm có ý nghĩa”, cô giáo Nguyễn Thị Tố Uyên bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...