Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) khánh thành khu ký túc xá SV quốc tế

GD&TĐ - Sáng nay, (20/11), tại trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) đã diễn ra lễ khánh thành khu ký túc xá cho SV quốc tế với quy mô 5 tầng, 36 phòng ở. Công trình được tài trợ từ nguồn ngân sách của Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam.

Cắt băng khánh thành khu KTX quốc tế tại trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng
Cắt băng khánh thành khu KTX quốc tế tại trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng

Công trình ký túc xá sinh viên quốc tế tại trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng, có quy mô 5 tầng với 36 phòng ở khép kín, có đầy đủ tiện nghi hiện đại đáp ứng được trên 200 chỗ ở cho lưu học sinh, một khu bếp tập thể và một khu Căng - tin tiện nghi.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Với trang thiết bị, nội thất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, công trình ký túc xá sinh viên quốc tế sẽ hỗ trợ các em lưu học sinh đang học tập tại Trường ĐH Kinh tế có thêm nhiều điều kiện tốt hơn về nơi ăn, chỗ ở để học tập”.

Là một cơ sở giáo dục đại học thành viên của ĐH Đà Nẵng, trong suốt nhiều năm qua, Trường ĐH Kinh tế đã và đang là một trong những địa chỉ tin cậy ở Việt Nam để các thế hệ lưu học sinh của nước bạn Lào học tập và nghiên cứu.

Tính đến nay, có khoảng 400 SV ra trường, trong đó có rất nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh. Xuất phát từ những thành tựu về hợp tác giữa hai nước, trong đó có những đóng góp của trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng, Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng mới tòa nhà Ký túc xá sinh viên quốc tế tại khuôn viên của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường Mầm non Nam Hải với các hoạt động giáo dục thiết thực.

Yêu quê hương qua từng trang sử

GD&TĐ - Từ Lương Xâm - Từ cả trong Tam linh từ của quận Hải An (TP Hải Phòng) thờ Đức vương Ngô Quyền luôn là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước,

Việc tiêu thụ thực phẩm kém vệ sinh, đặc biệt là 'xiên bẩn' có thể gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khoẻ.

'Xiên bẩn': Hiểm họa khôn lường

GD&TĐ - Những món đồ ăn vặt được bày bán ngoài cổng trường, nhất là đầu giờ sáng và giờ tan học, học sinh gọi đây là 'xiên bẩn'.