Trưng bày Một thoáng Đông Nam Á

Trưng bày Một thoáng Đông Nam Á

Chiều nay (4/10), Bảo tàng DTHVN đã tổ chức họp báo giới thiệu về việcTrưng bày Một thoáng Đông Nam Á Hướng tới khai trương toà bảo tàng Đông Nam Á.

Trưng bày Một thoáng Đông Nam Á ảnh 1
Trang phục nam, nữ của dân tộc Lào (ảnh:gdtd.vn).

Hoạt động trưng bày được mở ngày 4/10/2010 tại phòng trưng bày chuyên đề ở tầng 2 trong toà nhà “Trống đồng” của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) với mục đích giới thiệu tòa bảo tàng mới về các dân tộc Đông Nam Á sẽ ra mắt trong tương lai.

Việc xây dựng toà bảo tàng mới này là để giúp công chúng thấy được mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc trong cùng khu vực Đông Nam Á – những chủ nhân đã sáng tạo và đang bảo tồn môt nền văn hóa vừa đa dạng, vừa thống nhất; đồng thời cũng nhằm thể hiện trách nhiệm của Việt Nam - thành viên ASEAN - trong việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa khu vực. Ý tưởng đó đã được từng bước triển khai từ nhiều năm nay.

Trưng bày Một thoáng Đông Nam Á ảnh 2
Hộp lễ vật của Myanmar (ảnh:gdtd.vn).

Tòa bảo tàng về các dân tộc Đông Nam Á - toà nhà “Cánh diều” - do Công ty tư vấn kiến trúc của Trường đại học Xây dựng Hà Nội thiết kế và Viện Khoa học xã hội Việt Nam là chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 6/2007. Khi hoàn thành, Bảo tàng DTHVN sẽ có thêm một toà bảo tàng, với các không gian cho trưng bày thường xuyên, trưng bày chuyên đề, bảo quản hiện vật, hoạt động giáo dục… về văn hoá Đông Nam Á.

Trưng bày Một thoáng Đông Nam Á ảnh 3
Các hộp đựng đồ dùng của Myanmar (ảnh:gdtd.vn).

Được biết, Bảo tàng DTHVN cử nhiều đoàn sưu tầm đến các nước Đông Nam Á. Nhờ sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan văn hóa, bảo tàng, các nhà khoa học, nhà sưu tầm tư nhân, đặc biệt là những người dân đang bảo tồn văn hóa tại mỗi nước, Bảo tàng đã sưu tầm được nhiều hiện vật và tư liệu.

Đồng thời, Bảo tàng cũng tiếp nhận các sưu tập hiện vật quí giá do GS. Kaneko Kazushige, GS. Lê Thành Khôi, TS. Rosalia Sciortino và ông O’ong Maryono hiến tặng. Công tác chuẩn bị trưng bày được thực hiện với sự trợ giúp quan trọng của dự án hợp tác song phương Việt – Pháp do Đại sứ quán Pháp và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ trì: Dự án “Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam” (thường gọi là dự án FSP). Trong khuôn khổ của dự án đó, từ năm 2005 đến nay, các chuyên gia Pháp không chỉ giúp thực hiện phương án thiết kế không gian trưng bày, tham gia tư vấn thiết kế toà nhà, tư vấn nhiều lĩnh vực về bảo tàng học, mà còn cùng các cán bộ của Bảo tàng DTHVN xây dựng nội dung cho các trưng bày trong toà bảo tàng về các dân tộc Đông Nam Á: xây dựng lộ trình khoa học, lựa chọn hiện vật, ảnh và phim, tư vấn biên soạn hệ thống bài viết, chú giải, hình thành catalogue, thiết kế đồ hoạ.

Đến nay, công việc chuẩn bị nội dung cho trưng bày thường xuyên trong toà bảo tàng về các dân tộc Đông Nam Á đã hoàn tất, và dự án “Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam” sau khi đã kéo dài thêm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu cũng đến thời gian kết thúc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên tòa nhà “Cánh diều” - không gian để trưng bày - còn chưa xây dựng xong.

Anh Thư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.