Triển vọng về vắc xin ngừa ung thư

GD&TĐ - Những kết quả sớm đầy hứa hẹn đến từ một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đã mở ra triển vọng về một vắc xin ngừa ung thư an toàn và hiệu quả. Phương pháp điều trị mới được thiết kế nhằm kích thích hệ miễn dịch tấn công một số loại ung thư được biết là do sự biểu hiện quá mức của một protein đặc biệt.

Triển vọng về vắc xin ngừa ung thư

Một trong những chỉ dấu sinh học về ung thư được phát hiện gần đây là một protein gọi là HER2. Một biểu hiện quá mức của HER2 đã được cho là có liên quan đến bệnh ung thư vú và sự phát triển khối u ác tính.

Trong khi một số thuốc chống ung thư được nghiên cứu chế tạo nhằm ngăn chặn trực tiếp HER2 được chấp thuận và đưa vào sử dụng, nhiều cuộc nghiên cứu gần đây cũng đang được tiến hành để đưa đến một liệu pháp miễn dịch và sử dụng protein như một chỉ dấu sinh học điều khiển hệ miễn dịch của cơ thể để tấn công các khối u hiệu quả hơn.

“Liệu pháp miễn dịch có thể làm giảm nguy cơ ung thư và có ít tác dụng phụ hơn hóa trị liệu truyền thống”, nhà nghiên cứu Jay Berzofsky, người đứng đầu Chi nhánh vắc xin tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư thuộc Viện ung thư Quốc gia, cho biết.

Vắc xin mới được đặc chế cho từng bệnh nhân, với các tế bào miễn dịch được thu thập và sau đó được sửa đổi trước khi tiêm trở lại qua da. Các tế bào được trích từ mỗi bệnh nhân được thiết kế với nhiều phần của protein HER2 kết hợp với một adenovirus, do đó khi được tái phân phối, chúng có thể huấn luyện hệ thống miễn dịch tấn công các khối u thể hiện HER2.

Những thử nghiệm trong phạm vi hẹp trước đây được thiết kế chủ yếu để xem xét sự an toàn và hiệu quả liên quan đến một liều vắc xin tăng dần. Đầu tiên, 6 bệnh nhân được điều trị với liều thấp, chỉ 5 triệu tế bào dendritic (tế bào tua) mỗi lần tiêm. Sau đó, liều lượng được tăng lên sau khi không thấy những hiệu quả về lâm sàng. Mười một bệnh nhân được điều trị với những liều gồm 10 triệu hoặc 20 triệu tế bào, thì có hơn phân nửa thể hiện những phản ứng tích cực, trong đó có một bệnh nhân bị ung thư buồng trứng có phản ứng hoàn toàn kéo dài gần hai năm.

Quan trọng hơn, thí nghiệm không tìm thấy những phản ứng độc hại gây bất lợi, ngoài vết tấy quanh vị trí tiêm. “Dựa trên các dữ liệu có lợi về mặt lâm sàng và sự an toàn, liều lượng vắc xin gia tăng đến 40 triệu tế bào dendritic mỗi lần tiêm và thử nghiệm mở ra cho các bệnh nhân được điều trị trước đây bằng liệu pháp mục tiêu HER2, trong đó có bệnh nhân ung thư vú”, Berzofsky nói, “Sắp tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu xem liệu có thể tăng số người hưởng lợi từ biện pháp điều trị bằng vắc xin qua việc kết hợp nó với liệu pháp ức chế điểm kiểm soát hay không”.

Một dự án khác sử dụng kỹ thuật liệu pháp miễn dịch nhắm mục tiêu HER2 tương tự được tiết lộ hồi năm rồi bởi Bệnh viện Mayo Clinic của Mỹ. Không giống như chiến lược vắc xin gần đây, điều này hơi tốn thời gian bởi vì nó yêu cầu các tế bào miễn dịch phải được lấy ra từ từng bệnh nhân, sửa đổi và đưa trở lại cơ thể, kỹ thuật của Mayo Clinic đã sắp xếp các phân tử nano phức tạp để thực hiện công việc.

Theo Newatlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.