Triển khai thực hiện Nghị định về xử phạt hành chính lĩnh vực giáo dục

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước để duy trì trật tự, kỷ cương.

TS. Nguyễn Đức Cường - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT khai mạc Hội nghị.
TS. Nguyễn Đức Cường - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT khai mạc Hội nghị.

Sáng 2/12, tại Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 127/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Các đại biểu tham dự Hội nghị triển khai Nghị định về xử phạt hành chính lĩnh vực giáo dục.

Các đại biểu tham dự Hội nghị triển khai Nghị định về xử phạt hành chính lĩnh vực giáo dục.

TS. Nguyễn Đức Cường - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện Bộ Tư pháp; đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT; bà Lê Thị Kim Oanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk; GS.TS. Đặng Tuấn Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột; đại diện lãnh đạo và thanh tra của 63 Sở GD&ĐT trên cả nước.

Theo đánh giá của Thanh tra Bộ GD&ĐT, thời gian qua công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã được Bộ GD&ĐT quan tâm chỉ đạo thực hiện và mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào kết quả đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện xử phạt vi phạm hành chính vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và bất cập điển hình như: Một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức đúng về công tác xử phạt vi phạm hành chính; việc phối hợp, tổ chức triển khai và thực hiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định chưa bám sát theo các quy định của pháp luật…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường cho biết, công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước để duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước.

“Hội nghị này nhằm giúp cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở giáo dục được trang bị thêm các kiến thức mới về xử lý vi phạm hành chính tại cơ quan, đơn vị. Qua đó, góp phần tích cực vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương, nâng cao vai trò của pháp luật, hiệu lực quản lý nhà nước, cũng như triển khai tổ chức thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản có liên quan trong ngành giáo dục trong bối cảnh đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học như hiện nay”, TS. Nguyễn Đức Cường nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, đại diện Thanh tra Bộ GD&ĐT đã quán triệt, triển khai nội dung Nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 và Nghị định 127/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.

Đại diện Bộ Tư pháp triển khai nội dung tập huấn tại Hội nghị.

Đại diện Bộ Tư pháp triển khai nội dung tập huấn tại Hội nghị.

Đặc biệt, đại diện Bộ Tư pháp và Ban tổ chức đã triển khai tập huấn 4 chuyên đề, gồm: Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Thẩm quyền lập biên bản và thủ tục tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Kỹ năng phát hiện hành vi vi phạm, áp dụng hình thức xử phạt.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được hướng dẫn phương pháp, kỹ năng sử dụng các biểu mẫu biên bản và văn bản quy phạm pháp luật khi áp dụng thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.