Triển khai thí điểm đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào dạy học

Triển khai thí điểm đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào dạy học

(GD&TĐ) - Sáng nay 16/8 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thí điểm đề án 137 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo cho giáo viên, giảng viên các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Tới dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, lãnh đạo các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ cùng đông đảo giáo viên các nhà trường.

Đông đảo đại diện các nhà trường về tham dự hội nghị
Đông đảo đại diện các nhà trường về tham dự hội nghị

Ngày 2/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Đây là lần đầu tiên nội dung PCTN được đưa vào nhà trường một cách có hệ thống, thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với việc nâng cao nhận thức trong xã hội và tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Bộ GD&ĐT đã khẩn trương phối hợp, triển khai xây dựng tài liệu về PCTN trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Bộ GD&ĐT đã thành lập Tổ công tác giúp lãnh đạo Bộ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Bộ được phân công trong Đề án. Cụ thể: Đã xây dựng kế hoạch lộ trình thực hiện Đề án, tiến hành khảo sát thực tế, biên soạn chương trình, tài liệu phục vụ giảng dạy về phòng chống tham nhũng trong các cấp học.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ và các học viên
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ và các học viên

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh mục đích của đợt tập huấn này nhằm: Trang bị cho cán bộ chỉ đạo cấp sở, cấp trường và giáo viên, giảng viên các trường dạy thí điểm những kiến thức cơ bản về công tác phòng chống tham nhũng và những yêu cầu của Đề án 137. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục được chọn thí điểm các nội dung cần thiết khi triển khai thí điểm Đề án, trên cơ sở đó, triển khai tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy nội dung phòng chống tham nhũng trong các cấp học. Điều chỉnh chương trình, tài liệu liên quan đến nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với khả năng tích hợp, lòng ghép của các nhà trường. Làm cơ sở để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, nội dung giảng dạy về phòng chống tham nhũng triển khai đại trà trong các cấp học và trình độ đào tạo trên phạm vi cả nước.

Thứ trưởng yêu cầu: Các học viên tham gia Hội nghị một cách nghiêm túc, đầy đủ các chuyên đề được báo cáo, giành thời gian, tập trung nghiên cứu yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của việc triển khai thí điểm, trao đổi thẳng thắn, cởi mở các vấn đề thuộc nội dung của đợt tập huấn, nhằm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 

Hội nghị sẽ kéo dài từ ngày 16 đến ngày 19/8, do các báo cáo viên là các chuyên gia đến từ Thanh tra Chính phủ thực hiện. Nội dung gồm các báo cáo về: Nguồn gốc, bản chất tham nhũng và các biểu hiện của hành vi tham nhũng; Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng chống tham nhũng; Quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng; Truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội liên quan đến phòng chống tham nhũng; Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đấu tranh phòng chống tham nhũng; Một số vụ tham nhũng điển hình đã được phát hiện, xử lý ở nước ta; Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng.

Hội nghị cũng tổ chức các lớp theo các cấp học với những nội dung hướng dẫn về thời gian, thời lượng và phương pháp lồng ghép, tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong các môn học ở các nhà trường; hướng dẫn kế hoạch triển khai dạy thí điểm và tổng kết, đánh giá sau khi triển khai thí điểm ở mỗi cơ sở giáo dục và giải đáp thắc mắc cho các học viên.

Yên Thúy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.