Hai cậu học sinh đam mê chế tạo máy bay không người lái tìm kiếm cứu nạn

GD&TĐ - “Nghiên cứu, phát triển máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời ứng dụng trong công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn” của Lê Đức Nghĩa và Lê Minh Tâm, trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu là một trong những công trình được nhà trường đánh giá cao và chọn tham dự Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia.

Hai cậu học sinh đam mê chế tạo máy bay không người lái tìm kiếm cứu nạn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các thiết bị không người lái (UAV) đã trở lên phổ biến và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống: Quay phim, chụp ảnh, giao hàng, hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn,..

UAV cỡ nhỏ có thời gian triển khai rất nhanh, phù hợp với tính chất của lực lượng cứu hỏa là chủ động, cơ động và nhanh nhất có thể.

Sử dụng kết hợp cùng với các camera và cảm biến quang học, UAV có thể nhanh chóng xác định vị trí nạn nhân đang mắc kẹt, cung cấp dữ liệu ảnh để tham mưu cho công tác dập lửa.

Lê Đức Nghĩa - tác giả công trình chia sẻ: “Tại Việt Nam, việc ứng dụng UAV gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, sản phẩm thông minh này có thể dùng để tìm kiếm người mất tích tại nơi nguy hiểm.

Đối với những vùng núi cao, hiểm trở, địa hình khó đi lại. Với địa hình dạng tuyến hẹp và kéo dài hàng chục, hàng trăm km.

Việc sử dụng công nghệ UAV sẽ đảm bảo được tiến độ và chính xác cần thiết. Các chuyên gia kỳ vọng các mẫu UAV còn có thể theo sát hành trình của những nhà leo núi, thám hiểm.

Trong trường hợp tai nạn, chúng có thể tự truyền tín hiệu cần cầu cứu, và tọa độ chính xác của nạn nhân tới đội cứu hộ địa phương”.

Công trình nghiên cứu của 2 bạn trẻ trường THPT Tạ Quang Bửu được đánh giá cao bởi có tính ứng dụng trong thực tiễn và đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Nghĩa và Tâm cho biết: “Bên cạnh ứng dụng trong giám sát, nghiên cứu, bảo mật,…những chiếc máy bay không người lái còn có tiềm năng trong lĩnh vực vận tải.

Các UAV trước đó sử dụng nhiều công nghệ từ nước ngoài với chi phí vận hành cao, do không tự chủ được công nghệ nên chúng ta rất khó phát triển các sản phẩm mới phù hợp yêu cầu khai thác tại Việt Nam”.

Cũng từ thực tiễn đó, hai bạn trẻ đã đưa ra ý tưởng để giải quyết các vấn đề về chi phí vận hành đó là nghiên cứu phát triển máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời.

Ưu điểm của máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời đó là: Máy bay đã hoàn thành thử nghiệm tất cả các mục tiêu của đề tài với kết quả tốt bao gồm: Bay tự động theo hành trình, ứng dụng pin năng lượng mặt trời, sử dụng camera thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, máy bay đáp ứng được yêu cầu ứng dụng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,…khi hình ảnh cung cấp có độ phân giải cao, ổn định.

Hệ thống dù hạ cánh hoạt động hiệu quả, giảm va đập, có thể hạ cánh ở nhiều địa hình khác nhau mà không gây hỏng hóc trên UAV.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của công trình này có lẽ là do pin năng lượng mặt trời có hiệu suất thấp, chi phí cao, dễ gây vỡ nên khó lắp đặt sử dụng. Đồng thời, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường tự nhiên.

Hơn nữa, vật liệu sử dụng chủ yếu là gỗ, độ bền chưa thật sự lớn nên máy bay chịu nhiều hỏng hóc khi chịu va đập mạnh. Do hạn chế của thiết bị điện tử, khoảng cách truyền tín hiệu điều khiển máy bay bị giới hạn vì vậy không thể gia tăng tần bay của máy bay, tận dụng tối đa công suất từ pin mặt trời.

Hai bạn trẻ cho biết, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm để nâng cao thêm thời gian bay và tầm bay cao nhờ vào ứng dụng pin năng lượng mặt trời. Đồng thời, nhóm sẽ cải tiến vật liệu trên máy bay, sử dụng vật liệu giúp tăng cao độ bền cho máy bay để những ý tưởng trên giấy sẽ biến thành hiện thực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).