Hành trình sáng tạo xã hội
Chia sẻ với SV tại Hội thảo Hành trình sáng tạo xã hội được tổ chức mới đây tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS Belinda, Giám đốc Chương trình Doanh nghiệp xã hội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo xã hội, Đại học Cambridge cho biết: Chuyển động xã hội làm phát sinh nhiều vấn đề khó giải quyết.
Tất cả các nước trên thế giới đều đang gặp phải tình trạng này. Sự gia tăng bất bình đẳng luôn là một vấn đề khó giải quyết, đây cũng là động lực để đổi mới sáng tạo xã hội. Những tổ chức xã hội làm việc từ thiện cho cộng đồng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận, trong khi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, thì mục tiêu của họ phải là lợi nhuận. Doanh nghiệp xã hội phải đưa ra những sứ mệnh rõ ràng, phải có khách hàng và bán sản phẩm. Trong đó, khách hàng của doanh nghiệp xã hội có thể là Chính phủ. Doanh nghiệp xã hội phải hướng sự quan tâm mạnh mẽ đến vấn đề chính, tìm được những phản hồi trung thực, qua đó đưa ra cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong xã hội.
Tại Anh, đã có một số mô hình doanh nghiệp xã hội thành công như: Dịch vụ tin nhắn bằng tiếng nói để các tù nhân có thể tiếp xúc gần hơn với gia đình; mô hình sản xuất socola của người tự kỷ; đào tạo kỹ năng sửa chữa, độ xe đạp cho thanh niên không có việc làm… Chính phủ Anh ngày càng giảm cung cấp những dịch vụ công và doanh nghiệp xã hội sẽ lấp vào khoảng trống này, họ sẽ tạo ra hệ sinh thái mới, ngoài hoạt động kinh doanh thông thường.
Việt Nam cũng có những mô hình doanh nghiệp xã hội như: Tổ chức người khuyết tật cung cấp dịch vụ cho khách hàng; người khiếm thị cung cấp dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt; doanh nghiệp giúp người Dao đỏ cung cấp các loại thuốc xoa bóp… Đây là những điển hình về doanh nghiệp xã hội.
Tạo giá trị mới
So với doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội hoạt động khó khăn hơn rất nhiều, bởi họ vẫn phải có mô hình vận hành kinh doanh. Những vấn đề thường gặp như: Khung pháp lý, tiếp cận tài chính, mô hình khó khả thi và khó điều hành. Do đó, làm doanh nghiệp xã hội thường là những người ưa thích thử thách và có khả năng chịu được áp lực.
Doanh nghiệp xã hội giúp cải thiện việc làm và đổi mới sáng tạo trong tương lai của HSSV Việt Nam. Với tầm quan trọng như một nhân tố phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội, việc đưa các khái niệm và nội dung sáng kiến xã hội vào chương trình
Vai trò của doanh nghiệp xã hội là kết nối người có nhu cầu và thị trường, thông qua việc khuyến khích sử dụng sản phẩm để truyền thông những vấn đề về môi trường, xã hội. Đây không phải là việc dễ làm, vì nếu dễ thì người khác đã làm
giảng dạy tại các trường đại học được xem là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển. Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam cho rằng: Cần tập trung nâng cao nhận thức của HSSV về đổi mới sáng tạo, lồng ghép nội dung đổi mới sáng tạo vào chương trình giảng dạy. Tăng cường các hoạt động tập huấn, hội thảo, thuyết trình giúp các em có được những kỹ năng về sáng tạo xã hội, thúc đẩy những cơ hội ứng dụng sáng tạo trong tương lai.
Ông Bùi Tiến Dũng – Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV, Bộ GD&ĐT cho biết: Mới đây, Bộ GD&ĐT và Hội đồng Anh tại Việt Nam đã ký kết một chương trình hợp tác về thúc đẩy doanh nghiệp xã hội, đổi mới sáng tạo xã hội trong các trường đại học tại Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự kiện quốc gia về hỗ trợ cho HS, SV khởi nghiệp. Khái niệm hỗ trợ trong đề án có nghĩa là tăng cường kiến thức kỹ năng, giúp cho HS, SV tạo ra giá trị cho bản thân, cộng đồng và xã hội.