Các ngôi sao được sinh ra, tồn tại và chết đi. Mặt Trời cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, và khi Mặt Trời “tắt nắng” thì rất có thể Trái Đất cũng sẽ đi với nó.
Nhưng hành tinh Trái Đất của chúng ta sẽ không lặng lẽ đi vào bóng đêm.
Hình ảnh Mặt Trời được NASA chụp ngày 13/4. Tính đến nay, Mặt Trời mới đi được nửa vòng đời của nó sau 4,5 tỷ năm cháy sáng liên tục
Thay vào đó, suốt quá trình "quằn quại" tiến dần đến cái chất, Mặt Trời sẽ giãn nở thành một hành tinh đỏ khổng lồ, và nó sẽ làm bốc hơi Trái Đất.
Có lẽ đây không phải là câu chuyện mà con người chúng ta mong muốn, nhưng “cái chết đau thương” này sẽ có thể diễn ra trong khoảng ít nhất là 7 đến 8 tỷ năm nữa.
Mặt Trời bị “hủy diệt” ra sao?
Sự sống trên Trái Đất luôn phụ thuộc vào Mặt Trời. Theo các nhà nghiên cứu cho biết có thể nghiên cứu cái chết của Mặt Trời dựa vào sự tiến hóa của các ngôi sao.
Các ngôi sao bắt đầu cuộc sống của chúng từ sự tích tụ khổng lồ của các khí, chủ yếu là hydro với heli và các khí khác.
Khí có khối lượng, vì vậy, nếu để chúng tập trung quá nhiều tại một khu vực,chúng sẽ bị đổ sụp xuống. Điều đó gây ra áp lực bên trong ngôi sao lúc đầu.
Đối với các ngôi sao lớn, chúng thường kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ cực lớn (supernova). Nhưng đối với các ngôi sao có khối lượng trung bình như Mặt Trời thì sau khi chúng đã sử dụng hết hydro thì sẽ bắt đầu dùng đến khí heli.
Có đủ hydro để giữ cho quá trình này kéo dài hàng tỉ năm. Nhưng cuối cùng, gần như tất cả hydro trong lõi của Mặt Trời sẽ hợp nhất thành heli.
Vào thời điểm đó, Mặt Trời sẽ không thể tạo ra nhiều năng lượng, và sẽ bắt đầu sụp đổ dưới sức nặng của nó.
Trọng lượng lúc đó của Mặt Trời không thể tạo đủ áp lực đến heli như nó đã làm với hydro giống như ban đầu. Nhưng những gì hydro còn sót lại trên bề mặt cốt lõi sẽ tạo ra một chút năng lượng bổ sung và giúp cho Mặt Trời chiếu sáng.
Đó là lõi heli. Tuy nhiên, phản ứng nhiệt hạch của He dẫn tới gia tăng nhiệt độ trong lõi và chính điều đó làm cho Mặt Trời bị nở thành khối cầu khổng lồ màu đỏ trong mấy tỷ năm tới.
Sau khi trở thành khổng lồ, Mặt Trời sẽ phải trải qua quá trình sụp đổ lần thứ hai và sẽ lại gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Trong khoảng hai tỷ năm, Mặt Trời sẽ tổng hợp carbon và oxy từ heli, nhưng quá trình tổng hợp này không giải phóng nhiều năng lượng như trước.
Tới khi tiêu thụ hết heli, không còn gì có thể ngăn cản quá trình chống lại chính lực hút từ khối lượng Mặt Trời nữa. Lõi của Mặt Trời sẽ thu lại trở thành một sao lùn trắng. Vì khoảng cách quá xa nên liên kết giữa phần lõi và phần vỏ ngoài sẽ rất yếu, phần vỏ sẽ trở tinh vân hành tinh.
Tinh vân NGC 6565 tuyệt đẹp được hình thành nhờ một ngôi sao chết.
Số phận của Trái Đất
Theo một nghiên cứu vào năm 2008 của hai nhà thiên văn học Klaus-Peter Schröder và Robert Smith Connon ước tính rằng:
Mặt Trời “nở” ra với lớp vỏ ngoài cùng khoảng 108 triệu dặm (170 triệu km), và sẽ “nuốt” các hành tinh sao Thủy, sao Kim và cả Trái Đất.
Không chắc liệu Trái đất của chúng ta có “an toàn’ hay không vì nó nằm cách xa sao Hỏa (hành tinh nằm ngoài vành đai lửa ngoài cùng của Mặt Trời).Toàn bộ quá trình biến thành một quả cầu khổng lồ màu đỏ sẽ mất khoảng 5 triệu năm.
Tuy nhiên, Mặt Trời đang sáng thêm khoảng 10% trong mỗi một tỷ năm. Do đó những vùng có thể tồn tại sự sống quanh Mặt Trời, tức là khoảng cách phù hợp cho các hành tinh tồn tại nước lỏng trên bề mặt cũng sẽ được mở rộng.
Vùng này hiện nằm ở khoảng cách giữa 0,95 và 1,37 lần bán kính quỹ đạo Trái Đất (hay còn gọi là đơn vị thiên văn AU). Khi Mặt Trời trở thành sao đỏ khổng lồ, sao Hỏa sẽ ở trong vùng tạm thời có sự sống.
Trái Đất lúc này sẽ nằm ngoài vùng có sự sống và sẽ bị "nướng", trong khi đó các đại dương bốc hơi, nước phân hủy hết thành oxy và hydro.
Ngôi nhà mới cho loài người
Khi nước bị phân hủy, hydro sẽ thoát khỏi không gian và oxy sẽ phản ứng với các bề mặt đá. Nitơ và carbon dioxide (CO 2 ) thể sẽ trở thành các thành phần chính của khí quyển - giống như hành tinh Venus (sao Kim) bây giờ.
Vậy con người sẽ ra sao? Những hậu duệ của con người lúc đó phải kiếm tìm sự sống ở sao Hỏa hay di cư lên vùng có tồn tại sự sống xung quanh hệ Mặt Trời.
Nhưng ngay cả sao Hỏa cũng chỉ tồn tại sự sống trong một thời gian nhất định. Khi Mặt Trời trở thành một “người khổng lồ”, vùng sinh sống sẽ di chuyển ra giữa 49 và 70 AU. Quỹ đạo hiện tại của hành tinh Neptune (sao Hải Vương) có thể trở nên quá nóng để tồn tại sự sống.
Nơi có thể sống sẽ là Pluto (sao Diêm Vương) và các tiểu hành tinh lùn kháchoặc các tiểu hành tinh nhiều băng trong vành đai Kuiper.
Theo hai nhà Thiên văn học Schröder và Smith lưu ý rằng những ngôi sao như mặt trời sẽ mất khối lượng theo thời gian, chủ yếu thông qua năng lượng Mặt Trời. Quỹ đạo các hành tinh "xung quanh Mặt Trời cũng sẽ từ từ mở rộng.
Quỹ đạo Trái Đất sẽ nở ra không đủ nhanh để cứu Trái đất khỏi thảm họa diệt vong, nhưng sao Hải Vương ở khoảng cách khá xa thì đây có thể trở thành nơi định cư mới cho loài người.