Tổ chức bữa ăn bán trú đảm bảo phát triển thể chất cho học sinh

GD&TĐ - Từ tuần đầu tiên của năm học 2023-2024, các trường tại Hà Nội chú trọng tổ chức tốt bữa ăn bán trú để đảm bảo phát triển thể chất cho học sinh.

Đến giờ ăn, nhân viên nuôi dưỡng tại Trường Mầm non Phú La (Hà Đông, Hà Nội) chia cơm và thức ăn tới từng lớp.
Đến giờ ăn, nhân viên nuôi dưỡng tại Trường Mầm non Phú La (Hà Đông, Hà Nội) chia cơm và thức ăn tới từng lớp.

Lưu ý khâu chọn thực phẩm

Với 2.950 học sinh ở 54 lớp, Trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông) xác định công tác an toàn bán trú là một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của nhà trường. Số lượng học sinh đăng ký ăn bán trú tại trường chiếm hơn 90%.

Cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng nhà trường thông tin, ngay từ đầu tháng 8, trường đã đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng thực phẩm có đủ hồ sơ năng lực, tính pháp lý để làm đơn vị cung ứng suất ăn.

Nhân viên nhà bếp tại Trường Tiểu học Văn Yên đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nhân viên nhà bếp tại Trường Tiểu học Văn Yên đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Điều kiện tối thiểu đầu tiên là nguồn thực phẩm đầu vào phải tươi ngon, rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của ngành Y tế. Bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều, có camera giám sát 24/24h.

Theo cô Thìn, vào đầu giờ sáng hàng ngày, đại diện BGH, giáo viên, phụ huynh, công đoàn cùng giám sát việc giao nhận thực phẩm tại bếp ăn. Thực phẩm phải thực sự tươi ngon mới được cho vào bếp. Thực đơn đảm bảo định lượng dinh dưỡng cho trẻ trong một ngày.

Trẻ lớp 1 dù mới vào trường nhưng rất hứng thú với bữa ăn bán trú trên lớp.

Trẻ lớp 1 dù mới vào trường nhưng rất hứng thú với bữa ăn bán trú trên lớp.

"Các khâu sơ chế, chế biến, định lượng và chia thức ăn về từng lớp được thực hiện chặt chẽ. Tới giờ ăn, cả giáo viên chủ nhiệm và nhân viên nuôi dưỡng sẽ chia thức ăn ra khay cho học sinh. Các em rất hào hứng ăn hết suất và khen cơm các cô nấu rất ngon", cô Thìn chia sẻ.

Tại Trường Tiểu học Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì), thầy Hiệu trưởng Phạm Xuân Thủy trao đổi: Năm nay nhà trường có tổng số hơn 1.300 học sinh, có khoảng 900 em đăng ký ăn trưa tại trường.

Thầy Phạm Xuân Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngũ Hiệp nhấn mạnh tới vai trò của bữa ăn bán trú cho học sinh.

Thầy Phạm Xuân Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngũ Hiệp nhấn mạnh tới vai trò của bữa ăn bán trú cho học sinh.

Công tác bán trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhà trường thực hiện nghiêm theo các văn bản chỉ đạo của ngành và chính quyền địa phương.

Trường đã được UBND huyện đầu tư cải tạo, sửa chữa, cung cấp trang thiết bị bán trú đầy đủ, đồng bộ từ tủ cơm, máy sấy khô bát đũa, tủ đựng đồ lưu mẫu thực phẩm…

Trường có 10 nhân viên nuôi dưỡng. Các cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn và khám sức khỏe định kỳ. Nhà trường lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đã được kiểm định về an toàn vệ sinh thực phẩm và có giám sát giao nhận thực phẩm hàng ngày.

Việc tập thể dục giữa giờ tại Trường Tiểu học Ngũ Hiệp góp phần giúp các em rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe.

Việc tập thể dục giữa giờ tại Trường Tiểu học Ngũ Hiệp góp phần giúp các em rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe.

Khâu giám sát giao nhận thực phẩm rất quan trọng. Cơ quan y tế cũng kiểm tra xét nghiệm cả nguồn nước ăn, nước sinh hoạt; định lượng thực phẩm đúng đủ dinh dưỡng. Ở khu vực cổng trường không có quán hàng rong nên giảm phần nào nguy cơ trẻ dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

"Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm ngoài việc quản học sinh ăn bán trú còn kết hợp tuyên truyền trong giờ học về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các em không sử dụng các loại thực phẩm ngoài đường phố không rõ nguồn gốc" - thầy Phạm Xuân Thủy cho biết thêm.

Bảo đảm an toàn từ khâu nhỏ nhất

Khâu giao nhận thực phẩm hàng sáng tại Trường Mầm non Phú La được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng.

Khâu giao nhận thực phẩm hàng sáng tại Trường Mầm non Phú La được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng.

Là cấp học trông trẻ cả trong hè, các trường mầm non cũng rất chú trọng tới an toàn bán trú cho trẻ. Cô Lê Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú La (quận Hà Đông) trao đổi, nhà trường có bếp nấu ăn riêng gồm 15 nhân viên nuôi dưỡng.

Mỗi loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, gạo, nước... đều được nhập bởi các nhà cung cấp uy tín. Đây là các đơn vị đã qua kiểm định từ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và cơ quan y tế nên phụ huynh rất yên tâm.

Bếp ăn có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.

Bếp ăn có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.

Theo cô Hà, việc xây dựng thực đơn được tính toán trên cơ sở định tính, định lượng theo từng nhóm tuổi và phù hợp theo mùa. Thức ăn của trẻ mỗi ngày trong tuần đảm bảo không bị trùng lặp, tạo sự mới mẻ trong từng bữa ăn để trẻ ăn ngon miệng hơn.

Với trẻ khối Nhà trẻ sẽ ăn cả bữa chính trưa và bữa chính chiều. Trẻ từ 3 - 5 tuổi sẽ bữa chính trưa; một bữa phụ chiều có thể là sữa, cháo, bún, phở, miến... Đặc biệt, nhà trường tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại rau trái mùa để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn.

Trẻ được ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng sẽ giúp phát triển thể chất, tinh thần mỗi ngày.

Trẻ được ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng sẽ giúp phát triển thể chất, tinh thần mỗi ngày.

Ngoài ra, cô Lê Thu Hà cũng cho hay, với đặc thù của lứa tuổi mầm non nên các cô phải rèn cho trẻ những thói quen và kỹ năng sơ đẳng khi tới lớp để phòng tránh tai nạn thương tích. Các loại đồ dùng, đồ chơi được thiết kế linh hoạt. Từ các vật liệu tái chế mà cô giáo trang trí lại thành đồ dùng cho trẻ chơi để tạo môi trường thân thiện.

Theo ông Phạm Văn Ngát - Trưởng Phòng GD&ĐT Thanh Trì (Hà Nội), phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học trước, năm học 2023-2024, đơn vị tiếp tục quán triệt tới các nhà trường về công tác đảm bảo an toàn bán trú. Các nhà trường cần thực hiện nghiêm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, ưu tiên lựa chọn các nguồn thực phẩm đảm bảo tại địa phương, rõ nguồn gốc...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.