Song có một thực tế dễ nhận thấy, bên cạnh phân môn Giảng văn (phần Văn) vốn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm tòi, thể nghiệm thì phân môn Tiếng Việt (phần Ngữ) lại chưa nhận được sự chú ý tương xứng với vị trí là môn học nghiên cứu trực tiếp ngôn ngữ dân tộc.
Điều đó khiến cho việc giảng dạy và thực hành kiến thức tiếng Việt của giáo viên và học sinh không đạt được kết quả mong muốn.
Trước thực tế này, ThS Phan Huy Khôi - Giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã đề xuất một cách đổi mới theo hướng tinh giản nội dung và tích hợp sâu kiến thức tiếng Việt.
Những kiến thức trọng tâm
Theo đó, chương trình Tiếng Việt mới cần tập trung vào các kiến thức trọng tâm như sau:
Kiến thức về cấu trúc câu tiếng Việt: Mặc dù đây là kiến thức đã được dạy ở cấp tiểu học và trung học, song từ thực tế giảng dạy, rất nhiều học sinh viết sai cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ của câu tiếng Việt.
Học sinh thường xuyên nhầm hai thành phần trạng ngữ và chủ ngữ, hoặc nhầm lẫn trạng ngữ với cả cụm chủ ngữ - vị ngữ của câu.
Do đó, ở chương trình THPT, không nhất thiết phải cung cấp lại kiến thức về cấu trúc câu, nhưng phần thực hành cấu trúc câu cần được chú ý nhiều hơn. Các bài thực hành ấy nên được tổ chức thành hệ thống liền mạch trong các khối lớp.
Kiến thức về phong cách ngôn ngữ (PCNN): Loạt bài về phong cách ngôn ngữ hiện nay được phân bổ ở cả 3 khối lớp 10 (PCNN sinh hoạt, nghệ thuật), lớp 11 (PCNN báo chí, chính luận), lớp 12 (PCNN khoa học) dựa theo ngữ liệu giảng văn có phong cách tương ứng.
Nhưng có một thực tế là ngay từ khi còn ở các cấp học trước đây, học sinh đã phải xử lí tất cả các loại PCNN nói trên trong chương trình giáo khoa Ngữ Văn, cũng như các bộ môn khác, và đáng kể nhất là ngay trong đời sống thường ngày.
Vì vậy, kiến thức về các PCNN cần được chú trọng vào tính thực hành, chứ không chỉ dựa vào ngữ liệu SGK mà thôi.
Thực hành về các phép tu từ: Khái niệm của các phép tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối, ...) học sinh đã được học từ cấp II, nhưng việc thực hành các phép tu từ hầu như chỉ được nhắc đến khi giáo viên phân tích một tác phẩm văn học.
Phần Hướng dẫn học bài của đơn vị giảng văn cũng rất ít khi chú trọng đến việc nhận diện cũng như phân tích tác dụng của các phép tu từ.
Chương trình THPT, không nhất thiết phải cung cấp lại kiến thức về cấu trúc câu, nhưng phần thực hành cấu trúc câu cần được chú ý nhiều hơn. Các bài thực hành ấy nên được tổ chức thành hệ thống liền mạch trong các khối lớp.
Như vậy, kiến thức về các phép tu từ chỉ để phục vụ việc tìm hiểu văn bản cố định của SGK (theo định hướng của giáo viên), ngoài ra học sinh không có cơ hội ứng dụng các kiến thức đó vào thực tế.
Do đó, ThS Phan Huy Khôi cho rằng không cần thiết phải có loạt bài thực hành các phép tu từ, mà nên tích hợp sâu vào trong từng đơn vị giảng văn, tạo thành hệ thống thực hành liên tục sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, chương trình cũng nên chú ý đến việc phân tích ngữ liệu lấy từ thực tế mang tính thời sự, ít nhiều cũng giúp học sinh nhận ra phạm vi ứng dụng của các phép tu từ rất rộng chứ không khuôn hẹp, gò bó.
Kiến thức về lịch sử tiếng Việt: Trong SGK hiện hành, kiến thức này được trình bày trong một loạt bài có liên quan, bao gồm Khái quát lịch sử tiếng Việt (lớp 10), Đặc điểm loại hình tiếng Việt (lớp 11), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (lớp 12).
Đây là loại kiến thức quan trọng để phát triển ý thức trân trọng tiếng Việt của học sinh, nhưng không nhất thiết phải trình bày quá nhiều khái niệm, đặc điểm như hiện nay SGK đang làm.
Những vấn đề kể trên đều là những kiến thức mang tính chuyên ngành, không thực sự có ý nghĩa thực tiễn với học sinh cấp THPT. Vì vậy, chương trình nên lược bỏ các đơn vị kiến thức chuyên sâu, chỉ trình bày khái lược và cung cấp nhiều ví dụ hơn nữa.
Kiến thức tiếng Việt cần được tích hợp thành hệ thống
Theo ThS Phan Huy Khôi, không chỉ tập trung vào một số kiến thức trọng tâm, chương trình cần phải thay đổi cách tích hợp ba phân môn Giảng văn - Tiếng Việt - Làm văn.
Hiện nay việc tích hợp hầu như mới chỉ dừng lại ở việc đơn vị giảng văn là ngữ liệu cho đơn vị tiếng Việt, và cũng chỉ trong phạm vi của 2 bài học liên tiếp nhau.
Vì vậy, ThS Phan Huy Khôi đề xuất thay vì tập trung vào việc liên kết 2 đơn vị Giảng văn - Tiếng Việt tương ứng, SGK nên tạo lập hệ thống câu hỏi thực hành kiến thức tiếng Việt xuyên suốt tất cả các bài giảng văn có trong chương trình, thể hiện ở phần Hướng dẫn học bài.
Như vậy, học sinh sẽ thấy các kiến thức tiếng Việt đã học được ứng dụng vào việc phân tích văn bản một cách cụ thể.
Việc thực hành kiến thức tiếng Việt cũng sẽ hiệu quả hơn nếu được
Thay vì tập trung vào việc liên kết 2 đơn vị Giảng văn - Tiếng Việt tương ứng, SGK nên tạo lập hệ thống câu hỏi thực hành kiến thức tiếng Việt xuyên suốt tất cả các bài giảng văn có trong chương trình, thể hiện ở phần Hướng dẫn học bài.
tích hợp với phân môn Làm văn. Nhưng như thế nghĩa là phân môn Làm văn cũng phải linh hoạt hơn trong thể loại bài viết (thuyết minh, nghị luận, …), trong phạm vi đề tài, cũng như trong yêu cầu dung lượng bài viết.
Điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì phân môn Làm văn hiện nay đang được chia thành nhiều phần, nhưng lại không có sự tương ứng với đơn vị giảng văn song song. Song nếu thực hiện được việc thay đổi cách tích hợp tương ứng trong cả ba phân môn Giảng văn - Tiếng Việt - Làm văn, đó sẽ là thay đổi toàn diện và tích cực hơn cả.
Hình thức kiểm tra đánh giá cần được thay đổi
Nhận định về tâm lý nhiều người coi phân môn Tiếng Việt là phân môn phụ của môn Ngữ Văn, ThS Phan Huy Khôi đề xuất kiến thức tiếng Việt cần được xem như là một phương diện đánh giá bắt buộc trong môn Ngữ Văn, từ những bài kiểm tra học kì ở cấp THPT, cho đến kì thi quan trọng như tốt nghiệp, đại học - cao đẳng.
Nội dung kiểm tra không phải là những khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ mang tính chuyên ngành, mà cần tập trung vào việc vận dụng để giải quyết một vấn đề, một nhu cầu thực tế.
Kiến thức tiếng Việt cần được xem như là một phương diện đánh giá bắt buộc trong môn Ngữ Văn, từ những bài kiểm tra học kì ở cấp THPT, cho đến kì thi quan trọng như tốt nghiệp, đại học - cao đẳng.
Cách thức kiểm tra có thể chi tiết như dạng bài tập phát hiện, sửa lỗi, hoặc khái quát như viết bài luận, trình bày ý kiến (dạng nghị luận xã hội).
Có như vậy, kiến thức tiếng Việt đã học mới thực sự có ích trong cuộc sống đồng thời trau dồi tình cảm tự hào với ngôn ngữ dân tộc cho học sinh.
Xa hơn nữa, ThS Phan Huy Khôi đề xuất tiếng Việt trở thành một môn thi bắt buộc trong hệ thống các môn thi tốt nghiệp và kì thi tuyển sinh đại học - cao đẳng. Đây là điều mà nhiều nước tiên tiến hiện nay đang làm.
Chẳng hạn như ở tiểu bang Texas (Mỹ), 1 trong 5 môn thi tốt nghiệp bắt buộc là Tiếng Anh nghệ thuật (English Language Art). Ở tỉnh Ontari (Canada), ngôn ngữ Anh (English) hoặc ngôn ngữ Pháp (French) là môn thi tốt nghiệp bắt buộc (đáng chú ý là không có Văn học - literature).
Có nhiều lợi ích từ việc này. Thứ nhất, bất kì học sinh/ sinh viên nào cũng cần kiến thức tiếng Việt (ở mức độ dùng đúng, không nhất thiết phải dùng hay) để thực hiện nhiệm vụ của mọi ngành học, cho dù đó là ngành học tự nhiên hay xã hội.
Khi đó, bản thân học sinh nhận thấy việc học phân môn Tiếng Việt cuối cùng là nhằm mục đích phục vụ cuộc sống, chứ không phải chỉ là để phân tích văn bản văn học như hiện nay.
Thứ hai, khi tiếng Việt trở thành môn bắt buộc, môn Làm văn ở dạng nghị luận văn học sẽ không còn cần thiết để trở thành tiêu chí đánh giá khả năng vận dụng tiếng Việt của học sinh nữa.
Nghĩa là, Văn học sẽ trở thành môn chuyên ngành (có thể được xếp vào các môn tự chọn tốt nghiệp), chứ không còn bắt buộc đối với tất cả học sinh. Điều đó vừa khoa học, lại vừa giảm áp lực thi cử lên học sinh, nhất là những học sinh chọn khối học tự nhiên.