Bạn phải biết mình muốn gì ở người yêu hoặc bạn đời và làm thế nào để đạt được tâm nguyện đó
Điều đầu tiên, bạn phải mạnh dạn nói ra với chàng (hoặc nàng) những điều bạn muốn với thái độ mềm mỏng, đủ sức thuyết phục họ hiểu và chiều theo ý bạn; nhưng bạn không nên đưa ra những đòi hỏi quá ích kỷ, nếu không sẽ bị họ phản ứng tiêu cực.
Bạn phải "ưu tiên" lựa chọn người yêu hoặc bạn đời quan tâm và luôn sát cánh cùng bạn
Người biết yêu còn phải chú ý lựa chọn được người yêu có các phẩm chất cá nhân sau:
1. Chàng (hoặc nàng) khiến bạn cảm thấy hài lòng về ngoại hình, tính cách, lời ăn tiếng nói mà bạn thấy hợp với mình (có thể người khác không nhận thấy).
2. Người ấy có cùng quan niệm sống, nhạy cảm, nói chuyện hiểu nhau, có thể tâm sự với nhau về nhiều vấn đề kể cả nghiêm túc lẫn vui đùa.
3. Họ biết cách động viên bạn mặc dù hai người làm việc khác lĩnh vực.
4. Chàng (hoặc nàng) là người chín chắn mà bạn có thể tham khảo, tư vấn các vấn đề trong cuộc sống.
5. Người ấy siêng năng, chăm chỉ, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập cuộc sống gia đình bền vững trong tương lai.
6. Họ là người luôn nghĩ tốt về bạn và tỏ ra trung thực.
7. Chàng (hoặc nàng) nên có độ tuổi đã trưởng thành ở mức độ nhất định để có thể sẵn sàng đảm đương trách nhiệm làm chồng, làm vợ và làm cha mẹ.
8. Người ấy phải có sức khỏe tốt; tinh thần, tâm lý lành mạnh, hòa nhập được với mọi người và môi trường xung quanh; không nhìn đời với con mắt bi quan.
9. Họ có địa vị kinh tế - xã hội chí ít đủ để tự lập và ổn định được cuộc sống gia đình sau này.
10. Chàng (hoặc nàng) có tình yêu và sự tôn trọng dành cho bạn.
Bạn phải biết được thời điểm đủ tự tin đưa ra quyết định lựa chọn người yêu phù hợp với mình
Chẳng hạn, nếu bạn là người nhạy cảm thì nên chọn người có sự tinh tế, lãng mạn trong tình cảm; điều này có thể nhận thấy được qua những lần hò hẹn.
Nếu người ấy chỉ mải mê với công việc mà lơ là, hời hợt trong những dịp tiếp xúc thì có thể "quyết" ngay đó không phải người yêu "số 1"của bạn và ngược lại.
Bạn có quyền thể hiện sự tức giận với người ấy nếu họ mắc sai lầm; không cần phải kìm nén, ấm ức; chỉ có điều bạn phải lựa thời điểm thích hợp để tỏ thái độ và không nên thường xuyên "mặt nặng mày nhẹ" theo kiểu chấp nhặt, nhỏ mọn.
Bạn cũng đừng nhất nhất "làm theo ý mình" trong cư xử với người yêu
Bởi vì, "yêu là cho" đích thực có nghĩa là bạn hãy dành cho người ấy điều họ muốn; nếu chỉ "cho" họ những điều bạn thích thì hoá ra bạn là người ích kỷ.
Bạn cần ghi nhớ rằng bạn có tầm ảnh hưởng đối với người yêu, bạn đời nhưng không thể ép buộc họ
Tình yêu là sự tự nguyện của hai trái tim, là sự chinh phục lẫn nhau. Do đó, trong tình yêu hay cuộc sống vợ chồng, sự thuyết phục, cảm hoá nhau có sức mạnh, hiệu quả hơn rất nhiều so với việc gò nhau vào những ràng buộc, nghĩa vụ.
Khi gặp trục trặc trong cuộc sống lứa đôi, vợ chồng nên "cầu viện" tới quan hệ sinh hoạt vợ chồng gần gũi để "giảng hòa"