Tiêm kích F-35 và tên lửa HIMARS gây bất ngờ

GD&TĐ - Tiêm kích F-35 cùng tên lửa HIMARS đang trở thành "con gà đẻ trứng vàng" của Tập đoàn Lockheed Martin.

Tiêm kích F-35 và tên lửa HIMARS gây bất ngờ

Các lãnh đạo của tập đoàn Lockheed Martin đã có nhiều niềm vui trong kỳ nghỉ lễ này, khi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) thông báo vào rằng họ đã trao hơn 1 tỷ USD cho gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng.

Thương vụ tuân theo một hợp đồng trước đó của Lầu Năm Góc trị giá 431 triệu USD để cung cấp thêm nhiều Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) mới và các dịch vụ hỗ trợ cho Quân đội Mỹ cũng như đồng minh nước ngoài.

“Hợp đồng này mua nguyên vật liệu, bộ phận, linh kiện cần thiết trong thời gian dài để duy trì sản xuất và giao đúng hạn 118 tiêm kích F-35 thuộc Lô 18 cho Không quân, Thủy quân lục chiến, Hải quân, những tổ chức không thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và các khách hàng trong chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài”, DoD cho biết về hợp đồng trị giá 1,05 tỷ USD với Lockheed Martin.

Công việc sẽ được thực hiện tại một số cơ sở của nhà thầu quốc phòng, trong đó phần lớn diễn ra ở Fort Worth, Texas.

Phần còn lại sẽ trải khắp El Segundo, California; Orlando Florida; Nashua, New Hampshire; thành phố Baltimore, Maryland; và San Diego, California. Ngoài ra Warton thuộc Vương quốc Anh và Nagoya ở Nhật Bản, là những địa điểm ở nước ngoài. Chương trình dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 1 năm 2024.

F-35 Lightning II đã được chứng minh là chương trình máy bay thành công nhất thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh khi vô số đồng minh và đối tác của Mỹ trên khắp thế giới đặt niềm tin vào chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm này.

Đến nay, F-35 hoạt động tại 26 căn cứ trên toàn thế giới, với 9 quốc gia vận hành. Hiện có hơn 875 chiếc F-35 đang phục vụ, với hơn 1.845 phi công và 13.350 nhân viên bảo trì được đào tạo về loại máy bay này.

Trong tháng 12, Đức đã trở thành một trong những thành viên NATO mới nhất tuyên bố sẽ mua một phi đội Lightning II cho lực lượng không quân của mình.

“Xin chúc mừng Đức đã mua được F-35A", Trung tướng Michael Schmidt, Giám đốc điều hành chương trình F-35 cho biết, Đức là quốc gia nước ngoài thứ chín tham gia chương trình: “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với họ để cung cấp tiêm kích tàng hình F-35 nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng đồng minh”.

Thỏa thuận với Berlin còn bao gồm một gói toàn diện về động cơ, thiết bị cụ thể theo nhiệm vụ, phụ tùng và bộ phận thay thế, hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần, đào tạo cũng như trang bị vũ khí.

“Thật vinh dự khi chính thức chào đón Đức tham gia Chương trình F-35 Lightning II. Sự tham gia của Đức đảm bảo tương lai của F-35 tiếp tục được củng cố và phát triển thông qua khả năng tương tác với NATO cũng như các quốc gia đồng minh”, bà Bridget Lauderdale - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc chương trình F-35 của Lockheed Martin cho biết.

“F-35 là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất, có khả năng sống sót cao nhất, có giá trị tốt nhất mang lại cho phi công lợi thế quan trọng trước bất kỳ kẻ thù nào, cho phép họ thực hiện nhiệm vụ và trở về nhà an toàn”, Phó chủ tịch của Lockheed Martin nói thêm.

Tiêm kích F-35 thực sự là "con gà đẻ trứng vàng" của Tập đoàn Lockheed Martin.

Tiêm kích F-35 thực sự là "con gà đẻ trứng vàng" của Tập đoàn Lockheed Martin.

Ngoài F-35, Lockheed Martin còn nhận hợp đồng trị giá gần nửa tỷ USD với Lục quân Mỹ để sản xuất M142 HIMARS ở mức độ tối đa nhằm bổ sung kho vũ khí của chính nước Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác đã gửi để hỗ trợ Ukraine. Hợp đồng trên sẽ hỗ trợ cả Quân đội Mỹ và các đối tác thuộc chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài.

Ông Bill LaPlante - Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua sắm cho biết: “Bộ tiếp tục tập trung vào việc đẩy nhanh ký kết hợp đồng và cung cấp tín hiệu nhu cầu cho các đối tác của chúng tôi trong ngành. Hợp đồng này là một ví dụ khác về các bước chúng tôi thực hiện để bổ sung kho dự trữ và củng cố cơ sở công nghiệp”.

Quân đội Ukraine đã nhận được một số hệ thống HIMARS từ Mỹ và họ đang sử dụng loại vũ khí này rất hiệu quả trong việc tấn công các mục tiêu của Nga.

Theo 19FortyFive

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ