Thương hiệu Trung Quốc tấn công phân khúc smartphone tầm trung

Mới đây, tại TPHCM, Elephone - Thương hiệu smartphone đến từ Trung Quốc mới thành lập được 10 năm, đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam hai phiên bản Elephone S1 và P9000 đánh vào cho phân khúc khác hàng tầm trung.

Thương hiệu Trung Quốc tấn công phân khúc smartphone tầm trung

Ông Sunny - Phó chủ tịch Công ty Elephone - cho biết: Việt Nam là thị trường di động nói chung và smartphone nói riêng có chỉ số tăng trưởng rất hấp dẫn.

Do là thương hiệu vào sau, lợi thế tạo sự khác biệt của Elephone so với các thương hiệu khác trên thị trường sẽ là cấu hình mạnh; thiết kế ấn tượng; hiệu năng vượt trội và giá cả phù hợp.

Elephone chỉ là một trong gần 20 thương hiệu điện thoại Trung Quốc đủ loại từ “đại gia” cỡ Huawei; ZTE; Oppo đến Xiaomi; Lenovo/Motorola; TCL; Meizu; OnePlus... đang ngày càng lấn lướt cả về lượng và chất trong phân khúc tầm trung.

Theo một chuyên gia viễn thông, thành công của các thương hiệu Trung Quốc, ngoài sự hấp dẫn về giá, có khá nhiều sản phẩm của Trung Quốc tiến hành hợp tác với các nhãn hiệu nổi tiếng về thiết bị quang học (Leica), các chip set (Samsung, Intel)... tạo nên chất lượng tương đương, thậm chí có phần vượt trội so với nhiều thương hiệu lớn.

Bên cạnh đó, thiết kế ấn tượng, tích hợp các tính năng tiện ích cho người dùng cũng là lợi thế cạnh tranh lớn của các thương hiệu Trung Quốc.

Theo khảo sát, người tiêu dùng bình dân tại Việt Nam đã trải qua quá trình hài lòng với smartphone tầm thấp (2 - 3 triệu đồng) để chuyển lên các sản phẩm tầm trung (3 - 7 triệu đồng). Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2016, thị trường smartphone Việt Nam sẽ nóng ở phân khúc này.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em - Giám đốc Ngành hàng điện thoại Thế Giới Di Động - cho biết: Trong tất cả các phân khúc của thị trường điện thoại, mức giá 3 - 6 triệu đồng góp doanh số lớn nhất cho nhà bán lẻ, do đó, sự cạnh tranh của các hãng ở tầm giá này rất gay gắt.

Cùng chung quan điểm này, ông Huỳnh Phước Cường, đại diện Công ty Nghiên cứu thị trường GfK cũng cho rằng, điện thoại có mức giá 2,5 - 4,5 triệu đồng đóng góp doanh số cao nhất so với các mức giá khác.

Tuy nhiên, “doanh số của các phân khúc điện thoại không ổn định. Ngoài các thương hiệu Trung Quốc, thì điện thoại “lỗi mốt” của các thương hiệu Apple, Samsung… khi hạ giá xuống mức 5 - 6 triệu đồng/chiếc cũng trở thành những sản phẩm có sức cạnh tranh cao ở phân khúc tầm trung.

Nói cách khác, thị hiếu người tiêu dùng ở phân khúc này rất thiếu tính bền vững và phần thắng sẽ đến với những doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và đưa ra cách tiếp thị tập trung được các tính năng người tiêu dùng ưa thích, kết hợp giá cạnh tranh”, một chuyên gia thuộc Thế Giới Di Động chia sẻ.

Theo dự báo của GfK, năm 2016, người tiêu dùng Việt Nam sẽ chi khoảng 70.000 tỷ đồng mua sắm smartphone ở phân khúc tầm trung (giá khoảng 4 triệu đồng), chiếm 94% doanh thu của toàn ngành hàng điện thoại di động.

Thế Giới Di Động cho biết, trong số 10 smartphone bán chạy nhất năm 2015, thì Samsung và Oppo chiếm nhiều sản phẩm trong tốp 10 và những sản phẩm bán chạy đều thuộc phân khúc giá rẻ và tầm trung.

Có thể nói, với cơ cấu dân số trẻ khi độ tuổi lao động chiếm đến trên 55% và nằm trong top 10 thế giới về người sử dụng smartphone, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng hấp dẫn cho các hãng smartphone đầu tư . Vậy nên, cuộc chiến smartphone, trong đó, phân khúc thị trường tầm trung luôn là phân khúc sôi động hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu smartphone Trung Quốc cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của phân khúc này tại Việt Nam.

Cụ thể, Meizu, Infocus, ZTE đã chính thức đến Việt Nam. Huawei khuếch trương thương hiệu với chuỗi nhiều sản phẩm chủ lực từ GR5; P9... Đó là chưa kể các tên tuổi đã trở nên nổi tiếng như Oppo, Lenovo, Gionee đều đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, đồng thời tích cực ra mắt sản phẩm mới.

Câu hỏi đặt ra là, các thương hiệu Mobiistar; Q-mobile; B-Phone của Việt Nam đã có lúc cũng từng làm mưa làm gió ở phân khúc này, không rõ vì sao… dần im tiếng?

Theo Đầu Tư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...