Thú vị kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử bằng hình thức đóng vai

GD&TĐ - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn Lịch sử bằng hình thức đóng vai giúp học sinh hứng thú, không còn cảm giác nhàm chán, lo sợ khi được kiểm tra.

Học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu Hoàng Thành Thăng Long.
Học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu Hoàng Thành Thăng Long.

Kích thích tư duy sáng tạo của người học

Theo cô Nguyễn Thị Ngân Hà, Trường THPT Hùng Vương (Đắk Lắk), phương pháp đóng vai có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.

Sử dụng phương pháp này giúp kích thích tư duy sáng tạo của người học (sáng tạo trong giải quyết tình huống, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, thể hiện hình tượng nhân vật…).

Do vậy, giáo viên có thể sử dụng phương pháp đóng vai, kết hợp với phương pháp thuyết trình, giúp bài học sinh động, hạn chế nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống.

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức đóng vai, theo cô Nguyễn Thị Ngân Hà, có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh.

Trong quá trình dạy học, hứng thú học tập có vai trò quan trọng trong nâng cao tính tích cực, làm tăng hiệu quả nhận thức của người học.

Sử dụng phương pháp đóng vai mang lại hứng thú học tập cho học sinh, vì trong quá trình đóng vai, học sinh được trao đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè, được thể hiện năng khiếu, thể hiện mình trước đám đông hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, thân thiện, hấp dẫn.

Qua đó, nếu được đánh giá, học sinh sẽ thấy hài lòng về kết quả của mình, sự hứng thú trong giờ học tăng lên, không còn cảm giác lo sợ hay nhàm chán khi được kiểm tra, đánh giá. Với hình thức này, học sinh sẽ yêu lịch sử hơn vì chính các em được đặt mình vào bối cảnh lịch sử, nhân vật vật lịch sử.

Bảng chi tiết các tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng phương pháp đóng vai (dùng cho cả giáo viên và học sinh).

Bảng chi tiết các tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng phương pháp đóng vai (dùng cho cả giáo viên và học sinh).

Lưu ý khi đánh giá thường xuyên qua đóng vai

Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức đóng vai, cô Nguyễn Thị Ngân Hà lưu ý các bước chuẩn bị như sau:

Đối với giáo viên: Căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học, nêu ra nhiệm vụ chuẩn bị bài mới (lựa chọn nhân vật để tiến hành đóng vai). Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể; đưa ra các tiêu chí (diễn xuất, đạo cụ, thời gian…); quy định cụ thể thời gian đóng vai cho học sinh để không làm ảnh hưởng đến tiến trình bài học.

Giáo viên đồng thời cung cấp thông tin về nhân vật sẽ đóng nguồn thông tin về nhân vật lịch sử có thể từ: kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa, sách tham khảo, thông tin trên Internet, thông tin từ địa phương… Trước khi học sinh thực hiện trước lớp giáo viên là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt.

Đối với học sinh: Các nhóm, cá nhân nhận nhiệm vụ, xây dựng kịch bản, phân công vai diễn và thảo luận, thông qua kịch bản với giáo viên; thực hiện đóng vai theo kịch bản đã xây dựng.

Tiếp theo là nhận xét, đánh giá, cho điểm. Về phía học sinh: Cá nhân, đại diện nhóm tự nhận xét đánh giá; các nhóm còn lại dựa vào các tiêu chí giáo viên đưa ra để nhận xét, bổ sung đặt câu hỏi, phản biện tranh luận.

Giáo viên nhận xét, tổng kết, đánh giá, căn cứ vào bảng tiêu chí đánh giá và cho điểm kết hợp tham khảo đánh giá học sinh để đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng các hình thức đóng vai khác nhau, như đóng vai nhân vật lịch sử, đóng vai nhân vật tưởng tượng, đóng vai nhân vật tình huống.

Quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức đóng vai được tiến hành ở hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng.

Ví dụ:Khi dạy bài 12 (Lịch sử 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống), bài “Văn minh Đại Việt”, giáo viên cho học sinh sử dụng phương pháp đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về Hoàng Thành Thăng Long.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.