Kiểm tra đánh giá thường xuyên hiệu quả qua hình thức thuyết trình

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cô Nguyễn Thị Ngân Hà, Trường THPT Hùng Vương, Đắk Lắk chia sẻ kinh nghiệm thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên qua hình thức thuyết trình.

Học sinh Trường THPT Hùng Vương, Đắk Lắk báo cáo sản phẩm phục vụ đánh giá thường xuyên môn Lịch sử.
Học sinh Trường THPT Hùng Vương, Đắk Lắk báo cáo sản phẩm phục vụ đánh giá thường xuyên môn Lịch sử.

Những yêu cầu khi thuyết trình

Theo cô Nguyễn Thị Ngân Hà,thuyết trình là một dịp để giáo viên kiểm tra củng cố kiến thức đã học, phát triển tư duy và rèn luyện ngôn ngữ.

Tuy nhiên trên thực tế, một số giáo viên chưa chú trọng đến năng lực thuyết trình của học sinh, nếu có thì cũng chỉ xem nội dung mà học sinh trình bày có đúng không, lớp có nghe rõ không.

Điều đó vô tình quên đi việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh, một trong những yêu cầu cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của người học. Bởi tư duy của học sinh diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong quá trình trao đổi, thuyết trình và ngược lại ngôn ngữ được hình thành, hoàn thiện trong quá trình phát triển tư duy.

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức thuyết trình là phương pháp nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tốt nhất.

Khi thực hiện thuyết trình, học sinh phải đạt được những yêu cầu: nắm vững nội dung kiến thức, chuẩn bị nội dung trình bày khúc chiết, có nội dung phong phú, chính xác; có bố cục, dàn ý rõ ràng, tránh nông cạn, hời hợt; thuyết trình bằng ngôn ngữ trong sáng, lập luận gãy gọn, thể hiện nội dung bài học mà mình đã lĩnh hội.

Giáo viên là người giúp học sinh sửa chữa, trình bày đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, tránh trình bày có tính chất công thức, rập khuôn…

Cô Nguyễn Thị Ngân Hà đưa ra bảng tiêu chí đánh giá năng lực thuyết trình của học sinh như:

TT

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1

Đảm bảo thời gian

1


2

Đảm bảo nội dung

4


3

Bố cục rõ ràng

1


4

Tính hấp dẫn của bài thuyết trình

2


5

Tính hiệu quả

1


6

Khả năng tương tác

1


Tổng

10


Một sản phẩm học tập môn Lịch sử của học sinh Trường THPT Hùng Vương, Đắk Lắk.

Một sản phẩm học tập môn Lịch sử của học sinh Trường THPT Hùng Vương, Đắk Lắk.

Tăng hiệu quả qua câu hỏi và tạo tình huống có vấn đề

Cô Nguyễn Thị Ngân Hà đưa ví dụ về kiểm tra, đánh giá thường xuyên qua thuyết trình khi dạy bài 5: “Khái niệm văn minh: Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại Trung Quốc” (Lịch sử 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).

Cụ thể, khi tìm hiểu về mục 3 trang 43 - Văn minh Trung Hoa thời kì cổ trung đại, giáo viên có thể nêu yêu cầu học sinh khai thác tư liệu số 4 trang 46 và chọn một trong bốn đại phát minh kĩ thuật của Trung Quốc - cổ trung đại, soạn một bài thuyết trình về tầm quan trọng của phát minh đó đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Lưu ý,giáo viên giao trước nhiệm vụ cho học sinh. Đến tiết học, học sinh thuyết trình sản phẩm của mình. Khi học sinh thực hiện bài thuyết trình, giáo viên yêu cầu các nhóm theo dõi và đánh giá theo các tiêu chí đã đưa ở trên. Giáo viên căn cứ vào kết quả đó để làm cơ sở kết luận, đánh giá và cho điểm.

Hoặc, khi dạy bài bài 7 “Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại ở Châu Âu” (Lịch sử 10 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khai thác tư liệu 2 sách giáo khoa trang 65, kết hợp với thuyết trình của học sinh.

Cụ thể, thầy cô giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài thuyết trình về “Ý nghĩa tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai”. Các nhóm có thể thiết kết hợp nội dung thuyết trình với trình chiếu Powerpoint, hoặc làm thành video để trình bày.

Giáo viên cho các nhóm đánh giá lẫn nhau theo tiêu chí; căn cứ vào sản phẩm và kết quả đánh giá giữa các nhóm để đánh giá cho điểm.

Năng lực giáo viên cần kiểm tra, đánh giá đó là năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh để trình bày vấn đề lịch sử như thế nào.

Để tăng tính hấp dẫn của bài học và hiệu quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức thuyết trình, theo cô Nguyễn Thị Ngân Hà, giáo viên nên đặt câu hỏi và tạo tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề. Với hình thức này, giáo viên vừa kiểm tra được khả năng lĩnh hội kiến thức, vừa phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và vận dụng thực tiễn của học sinh.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.