Việt Nam tham gia dự án khu vực do UNIDO tài trợ

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ đồng ý Việt Nam tham gia Dự án khu vực "Trình diễn áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) và kinh nghiệm môi trường tốt nhất (BEP) trong hoạt động đốt ngoài trời nhằm thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)".

Việt Nam tham gia dự án khu vực do UNIDO tài trợ

Dự án trên do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tài trợ từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF).

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UNIDO hoàn thiện, ký văn kiện Dự án với đại diện các bên tài trợ và triển khai thực hiện theo quy định.

Dự án trên có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện Công ước Stockholm, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. 

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, việc thực hiện Dự án áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm môi trường tốt nhất để giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phát sinh không chủ định từ các ngành công nghiệp Việt Nam là hoàn toàn thiết thực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.