Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Xây dựng theo hướng tích hợp và liên kết

GD&TĐ - Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội, từ năm 2016, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Xây dựng theo hướng tích hợp và liên kết

Đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, nhiều chuyên gia cho rằng, tới đây công tác đào tạo nghề cho LĐNT cần phải được xây dựng một cách hệ thống theo hướng tích hợp và liên kết.

Phấn đấu đào tạo nghề cho gần 900.000 LĐNT

Theo Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN&PTNT) đến hết tháng 8/2016, đã có 58/63 tỉnh báo cáo về tình hình hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp tại địa phương. Tổng hợp số liệu cho thấy, đã hỗ trợ đào tạo cho 76.477 LĐNT, đạt 55,13% kế hoạch đề ra. Trong đó, số lao động đã học xong là 17.685 người, số người có việc làm 16.828 người. Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 phấn đấu đào tạo nghề cho gần 900.000 LĐNT, đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tỷ lệ LĐNT có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 90%.

Đối tượng người thuộc hộ nghèo và cận nghèo, người có công, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ thu hồi đất, người khuyết tật chiếm 52.78%, đối tượng khác chiếm 47,22%. Xây dựng 2885 mô hình đào tạo nghề có hiệu quả ở các tỉnh theo từng nhóm nghề để tổ chức triển khai và nhân rộng mô hình. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao năng lực, biên soạn chương trình, giáo trình và kiểm tra đánh giá.

Nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT được bố trí từ nguồn chương trình nông thôn mới. Năm 2016, kinh phí giao cho các địa phương triển khai thực hiện, tuy nhiên một số địa phương vẫn đang lúng túng trong việc phân bổ ngân sách, kinh phí bố trí cho đào tạo nghề cũng chưa được rõ ràng, dẫn đến công tác triển khai chưa đảm bảo tiến độ. Ngân sách bố trí cho hoạt động đào tạo nghề ở Trung ương chưa được cấp để thực hiện.

Ưu đãi nông dân và khuyến khích doanh nghiệp

Theo TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Quyết định số 1956/QĐ-TTg đã được điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015, trong đó nới rộng độ tuổi lao động tham gia học nghề, điều chỉnh một số nội dung chính sách đối với cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT, phát triển chương trình, giáo trình; công tác tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT cho phù hợp với thực tế, quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ và gắn trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi đơn vị…

Để thực hiện cụ thể hóa nội dung Quyết định số 971/QĐ-TTg vào thực tiễn, Chương trình đào tạo cần rà soát bổ sung những kiến thức mới về các tiêu chuẩn kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản về VietGAP, GlobalGap, các thông tin về thị trường đã được Bộ NN&PTNT ban hành. Ngân hàng chính sách xã hội có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và ưu đãi nông dân mở rộng và liên kết sản xuất sau học nghề. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; Điều chỉnh Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH cho phù hợp với thực tế hiện nay; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao năng lực quản lý đào tạo nghề…

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2017 - 2020, sửa đổi và hoàn thiện công tác hướng dẫn triển khai, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho rằng, tới đây, cần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kế hoạch đào tạo nghề trung hạn theo hướng tích hợp, liên kết chương trình đào tạo nghề với chương trình nông thôn mới và ngân hàng chính sách xã hội; Xây dựng chương trình đào tạo nghề gắn với chu trình phát triển cây trồng vật nuôi, thực hiện dạy nghề theo công đoạn và gắn với liên kết trong sản xuất; Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; Xây dựng sổ tay hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng

Các chuyên gia cho rằng, trước thực tiễn và yêu cầu đặt ra, tài liệu hướng dẫn công tác đào tạo nghề cho LĐNT cần được xây dựng mang tính hệ thống, cụ thể chặt chẽ từ khâu xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá… giúp các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề nắm vững chính sách và quy trình thực hiện đào tạo nghề, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.
Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.