Thầy thuốc bỏ việc

GD&TĐ - Không phải đến khi “cơn lốc Việt Á” tràn qua ngành y, các thầy thuốc mới bỏ việc hàng loạt mà ngay trong lúc cả nước gồng mình chống dịch Covid-19, hàng nghìn y - bác sĩ, điều dưỡng viên cũng đã xin nghỉ việc.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Ai cũng biết, để có một chỗ trong biên chế Nhà nước tại một cơ sở y tế nào đó ở các thành phố là niềm mơ ước của nhiều người trong ngành y. Ấy thế mà những năm qua, hàng loạt cán bộ y tế đã từ bỏ niềm mơ ước ấy. Vì sao?

Trước hết là thu nhập từ nghề nghiệp. Trừ một số bác sĩ có tay nghề cao, họ hành nghề theo dạng “chân trong, chân ngoài”, đa số thầy thuốc còn lại, nhất là các y tá, điều dưỡng viên, thu nhập từ lương và các khoản khác quá thấp nhưng họ không thể “làm ngoài”.

Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Anh Trí, là một bác sĩ thuộc đoàn Hà Nội nêu dẫn chứng rất khó tin. Theo đại biểu Trí, một cán bộ y tế cơ sở tham gia chống dịch Covid-19, mỗi ngày họ chỉ được nhận thù lao 18.600 đồng.

Số tiền “không tưởng” này chẳng biết mua được gì ngoài một ổ bánh mì! Trong khi đó, số nhân viên y tế cơ sở trong thời gian chống dịch vừa qua họ là những người tiên phong, sẵn sàng lao vào nơi nguy hiểm nhất để cứu người bệnh, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng họ chỉ nhận được sự tri ân của nhân dân là điều đáng giá nhất, còn tiền thù lao thì chỉ mang tính tượng trưng.

Nhân viên y tế nghỉ việc đã đành, ngay cả các giám đốc bệnh viện cấp tỉnh cũng đã có nhiều trường hợp làm đơn xin nghỉ việc. Thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng đó là sự thật.

Những quy định chưa thật sự rõ ràng của luật pháp, mà có người ví von là “hiểu sao cũng được”, đã buộc những cán bộ lãnh đạo ở các bệnh viên này đứng trước những băn khoăn: Nếu làm theo chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” thì có những trường hợp vi phạm pháp luật; còn nếu đắn đo do dự để đưa ra quyết định muộn, ảnh hưởng đến công tác chống dịch thì cũng bị phê bình, kiểm điểm.

Một lý do nữa là kể từ khi Nhà nước chủ trương các bệnh viện dần dần phải tự chủ về tài chính, trong khi các bệnh viện tư nhân thì mở ra ồ ạt khiến cho nhiều bệnh viện công không có bệnh nhân.

Có những bệnh viện cấp tỉnh, nguồn thu từ bệnh nhân thiếu hụt trầm trọng, trong khi ngân sách tỉnh không “rót” như mọi khi nên nhân viên không có lương kịp thời hàng tháng. Bệnh viện buộc phải “tạm ứng” hoặc vay mượn để phủi nóng cho cán bộ nhân viên nhằm “giữ chân” họ lại.

Chủ trương liên doanh liên kết trong các bệnh viện công là đúng, song lợi dụng những kẽ hở chưa kịp hoàn thiện nên lòng tham của một số thầy thuốc là cán bộ quản lý có điều kiện phát sinh.

Chuyện thổi giá không chỉ được phát hiện trong các dự án đấu thầu mua sắm trang thiết bị mà còn được phát hiện trong cả việc triển khai các đề án xã hội hóa, liên doanh, liên kết, hợp tác đặt máy móc thiết bị khám chữa bệnh ở một số bệnh viện công lập.

Những phi vụ gian dối ấy, người hưởng lợi không phải là đa số nhân viên y tế! Sống không được với nghề thì phải nói lời chia tay thôi. Người chịu thiệt cuối cùng vẫn là nhân dân, mà cụ thể là những bệnh nhân nghèo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.