Nara là trung tâm hành chính của tỉnh Nara. Nếu di chuyển bằng tàu điện từ Nara tới thủ đô Tokyo, du khách chỉ mất gần 2 giờ. |
Theo truyền thuyết, một vị thần mang tên Takemikazuchi đã cưỡi hươu tới Nara để bảo vệ thành phố. Vì thế, người dân ở Nara rất tôn kính hươu trong suốt 1.300 năm qua. |
Bầy hươu đứng trước một cửa hàng. Trước năm 1673, những người giết hươu ở Nara có thể lĩnh án tử hình. |
Mỗi khi thấy du khách, hươu bước tới để xin thức ăn. Sau Thế chiến II, chính quyền thành phố không coi hươu là linh vật nữa, nhưng họ xếp chúng vào danh sách những "báu vật quốc gia" cần được bảo vệ. |
Phần lớn hươu tập trung ở Công viên Nara, nơi nhiều du khách thăm viếng nên lượng thức ăn khá dồi dào. Chúng cũng thường xuyên tiến vào khách sạn, nhà hàng và những nơi khác rồi lục lọi quần, áo, túi, ví của con người nhằm tìm thức ăn. |
Do con người cư xử nhẹ nhàng với hươu trong hàng thế kỷ nên chúng không sợ người và thậm chí còn tỏ ra hung dữ. Nếu du khách cầm thức ăn trên tay mà không ném ngay, chúng có thể cướp thức ăn trên tay du khách, hoặc đè họ xuống để lấy chiến lợi phẩm. Chúng cũng sẵn sàng nhai camera, điện thoại, chìa khóa và những đồ vật khác của du khách. |
Nếu muốn cho hươu ăn, du khách có thể tới máy bán hàng tự động để mua thức ăn dành cho chúng. Bạn không thể xua đuổi chúng, bởi nếu bạn làm vậy, những người dân địa phương sẽ trách mắng bạn. |
Mặc dù vậy, lũ hươu không phải những kẻ vô ơn. Chúng luôn cúi đầu để cảm ơn sau khi con người cho thức ăn. |
Số lượng hươu tại Nara đã tăng vọt tới mức đáng báo động. Giới chức nhận ra rằng chúng đang gây nên các tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái và ngành công nghiệp du lịch. |
Một số chuyên gia cho rằng chính quyền có thể giảm số lượng hươu bằng cách giết, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn thức ăn (bằng cách dựng hàng rào), giảm tỷ lệ hươu mang thai (bằng cách dùng hormone hoặc tách hươu đực ra khỏi hươu cái trong mùa sinh sản). Nhưng do hươu là động vật linh thiêng ở Nara, những biện pháp ấy đều không khả thi. |