Thảm kịch khinh khí cầu đau lòng nhất lịch sử loài người

Vụ tai nạn kinh hoàng mang tên "Thảm họa Hindenburg" năm 1937, khiến 97 người thương vong, đã làm kết thúc kỷ nguyên của khinh khí cầu của nhân loại.

Thảm kịch khinh khí cầu đau lòng nhất lịch sử loài người

Ngày 6/5/1937 đã đi vào lịch sử như là thời điểm kết thúc kỷ nguyên hưng thịnh của một phương tiện du lịch trên không: Khinh khí cầu.

Đó là ngày mà chiếc khinh khí cầu huyền thoại mang tên Tổng thống Đức dưới chế độ Hitler là Hindenburg bốc cháy trước khi hạ cánh tại Lakehurst, New Jersey (Mỹ).

Hindenburg - Chiếc khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử
Hindenburg - Chiếc khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử

Trong số 97 người có trong tàu (36 hành khách và 61 người trong phi hành đoàn) thì có 35 người thiệt mạng, ngoài ra còn có một người nữa chết khi con tàu lao xuống đất.

76 năm sau ngày thảm kịch hàng không kinh hoàng này xảy ra, người ta mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn.

Hindenburg - Khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử

Chiếc khinh khí cầu này được đặt theo tên Tổng thống Đức - Marchal Paul von Hindenburg và trở thành niềm tự hào của nước Đức. Nó được xây dựng năm 1931, vài năm trước khi Hitler được bầu là Quốc trưởng.

 Phần khung của Hindenburg tại xưởng sản xuất

Phần khung của Hindenburg tại xưởng sản xuất

LZ 129 Hindenburg là khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Toàn bộ công nhân tại xưởng sản xuất ở Friedrichshafen (Đức) đã làm việc bất kể ngày đêm để cho xuất xưởng một chiếc khí cầu khổng lồ, dài 245m, đường kính 41,2m.

 Những thượng khách trên Hindenburg

Những thượng khách trên Hindenburg

Tính đến trước khi thảm họa xảy ra, Hindenburg đã thực hiện thành công 17 chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vận chuyển hơn 2.600 hành khách và đạt vận tốc 135km/h.

Hành khách trên chiếc LZ 129 Hindenburg phần lớn thuộc tầng lớp thượng lưu, các quan chức chính phủ...

Thời khắc định mệnh

Sau khi có chuyến đi mở màn năm 1937 thành công từ Rio de Janeiro (Brazil) vào cuối tháng 3, tàu Hindenburg xuất phát từ Frankfurt (Đức) bắt đầu cho một chuỗi 10 chuyến đi liên tiếp giữa châu Âu và Mỹ.

Vào ngày 3/5/1937, Hindenburg khởi hành từ Frankfurt (Đức) tới trạm bay Lakehurst Naval ở Lakehurst (Mỹ).

Con tàu mất khá nhiều giờ để qua Boston (Mỹ) vào sáng ngày mùng 6 và cuối cùng nó đã tới được Lakehurst sau vài tiếng muộn hơn lịch trình do ảnh hưởng của một cơn bão.

Khinh khí cầu bay qua Boston
Khinh khí cầu bay qua Boston

Hindenburg vẫn bình yên theo lộ trình bay qua Manhattan, New York (Mỹ) ngày 6/5/1937, chỉ vài giờ trước khi thảm kịch ập xuống.

Khoảng 7 giờ, ngày 6/5/1937, ở độ cao khoảng 200m, Hindenburg bắt đầu hạ cánh xuống trạm bay Lakehurst Naval.

Họ buộc phải hạ cánh cao, hay còn gọi là flying moor, bởi con tàu sẽ thả dây và rọc từ trên cao xuống để móc sau đó vào cột mốc kéo. Cách hạ cánh này tiết kiệm được một lượng lớn nhân công, song lại tốn nhiều thời gian hơn bình thường.

Khi còn cách mặt đất khoảng 60m, khinh khí cầu bỗng nhiên bốc cháy dữ dội từ phía đuôi. Thời khắc định mệnh đó là vào khoảng 7h25’ (giờ địa phương) ngày 6/5/1937.

 Lửa bắt đầu bốc cháy từ phần đuôi  

Lửa bắt đầu bốc cháy từ phần đuôi

 Khoảnh khắc không thể nào quên đối với những người còn sống và chứng kiến Hindenburg

Khoảnh khắc không thể nào quên đối với những người còn sống và chứng kiến Hindenburg

Lửa bắt đầu cháy từ đuôi Hindenburg và lan thẳng tới đầu tàu một cách nhanh chóng do khí hydro nổ. Chiếc đuôi bốc cháy, tàu mất cân bằng và đâm xuống đất. Mọi người đứng gần đó bỏ chạy tán loạn.

Hàng loạt những tiếng nổ lớn xảy ra, lửa bốc ngùn ngụt. Những nhân chứng khi đó cho hay, đó sẽ là khoảnh khắc kinh hoàng nhất mà họ từng được chứng kiến.

Vụ tai nạn bất ngờ khiến 35 người trên khính khí cầu và 1 người dưới mặt đất thiệt mạng.

Đi tìm nguyên nhân của thảm họa trên không

Tấn thảm kịch như tiếng sét đánh tan biểu tượng một thời của Đức quốc xã, dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh nguyên nhân xảy ra vụ việc.

Dư luận không khỏi xôn xao về những gì đã diễn ra. Báo chí, nhiếp ảnh gia tận mắt chứng kiến quả cầu lửa “hạ cánh” liên tiếp đưa tin và đoán già đoán non về nguồn gốc vụ hỏa hoạn.

 Phần xác còn lại của Hindenburg

Phần "xác" còn lại của Hindenburg

Cho dù đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra nhằm giải thích lý do phát lửa và việc lửa lan sang phần nhiên liệu của tàu, nhưng nguyên nhân thực sự của nó vẫn không thể tìm ra.

Đến năm 2013, nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn mới được công bố chính thức. Các nhà khoa học Mỹ mới đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến tai nạn của chiếc khinh khí cầu huyền thoại này.

Đó là sự tĩnh điện. Các chuyên gia đã cho rằng con tàu đã bay vào một đám mây tích điện dẫn đến cháy, nổ.

Mặc dù đã tim ra nguyên nhân, song, sự kiện này đã làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ