Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ tài chính

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc, kịp thời khắc phục một số tồn tại trong công tác tài chính.

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh).
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT gửi Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, một trong những kết quả thực hiện nhiệm vụ đúng hạn là tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục đại học công lập đã tự chủ tài chính.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch kiểm tra năm 2022; trong đó tập trung kiểm tra các nội dung đối với các trường đã tự chủ tài chính: Thứ nhất, kiểm tra việc xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, liên kết, đào tạo từ xa, tự chủ mở ngành, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; việc thành lập và hoạt động của Hội đồng trường; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

Thứ hai, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về khoa học công nghệ

Thứ ba, kiểm tra công tác đấu thầu, giám sát, đánh giá đầu tư dự án, giải ngân của Dự án đầu tư

Thứ tư, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, dân chủ cơ sở; kiện toàn hội đồng trường và bộ máy lãnh đạo; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác nhân sự

Thứ năm, kiểm tra việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục và việc cải tiến chất lượng sau tự đánh giá và đánh giá ngoài. Công tác tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Công tác quản lý văn bằng chứng chỉ, công tác sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện quy chế công khai.

Thứ sáu, kiểm tra việc thực hiện cơ sở vật chất, thiết bị cho chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc. Trong đó bao gồm các nội dung kiểm tra về việc thực hiện các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư.

Trên cơ sở đó, góp phần rà soát chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính, tài sản. Qua đó, kịp thời khắc phục một số tồn tại trong công tác quản lý tài chính, tài sản tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Kết quả, tất cả các đơn vị trực thuộc đều đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ. Trong đó bao quát được hầu hết các khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị, quy định chi tiết việc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định.

Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, trình Bộ xem xét, phê duyệt đề án sử dụng tài sản công cho thuê, liên doanh, liên kết… tổ chức bộ máy kế toán, bộ phận mua sắm đấu thầu, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản để triển khai, thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản, đầu tư, đấu thầu hiện hành.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản. Trong đó nhấn mạnh tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục đại học đã được giao tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư phải tự cân đối chi thường xuyên từ các nguồn thu hợp pháp, ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên, chỉ cấp kinh phí không thường xuyên theo các nhiệm vụ nhà nước giao, đặt hàng, đấu thầu.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị này thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.

Về phương hướng, giải pháp trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kiểm tra công tác đấu thầu, giám sát, đánh giá đầu tư dự án, tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đóng học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm tại một số cơ sở giáo dục đại học.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ